Đối với những tín đồ đam mê mua sắm, Shopee là sàn thương mại điện tử vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh chóng hiện nay, tình trạng xuất hiện các tài khoản hoặc nhà bán hàng thiếu uy tín để trục lợi cho bản thân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng trên nền tảng. Vậy cách nhận biết shop uy tín trên Shopee có khó không? Bao gồm những tiêu chí gì? Bài viết dưới đây từ EQVN sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật về các vấn đề trên.
1. Shop uy tín (Shop Yêu thích) trên Shopee là gì?
Shop uy tín trên Shopee không có nghĩa được xem là Shop Yêu thích, nhưng thông thường, Shop Yêu thích là những Shop uy tín mà người dùng có thể tin tưởng.
Shop Yêu thích là những Shop được Shopee tôn vinh và đánh giá là các shop có quy trình bán hàng hiệu quả, tích cực phản hồi khách hàng, số lượng Đánh giá Shop và Tỉ lệ phản hồi khách hàng cao. Cách nhận biết Shop uy tín trên Shopee dễ dàng đó là nhìn vào biểu tượng hoặc ký hiệu “Yêu thích” được hiển thị tại trang chủ của Shop.
Một cách khác để nhận biết Shop Yêu thích là ký hiệu “Yêu thích” cũng sẽ được hiển thị tại 3 vị trí sau:
- Các sản phẩm Shop bán ở trên trang chủ
- Danh mục sản phẩm của Shop
2. Điều kiện để trở thành Shop yêu thích trên Shopee
Tùy vào mỗi giai đoạn mà Shopee sẽ có những tiêu chí để đánh giá và điều kiện xét duyệt Shop Yêu thích khác nhau, nhưng vẫn chủ yếu xoay quanh 6 tiêu chí chính được liệt kê dưới đây:
- Tổng số đơn hàng giao thành công từ 100 đơn trở lên
- Điểm đánh giá Shop từ 4.0 sao trở lên
- Số khách hàng không trùng lặp >=50 so với tháng trước
- Tỉ lệ phản hồi chat >=80%
- Tỉ lệ đơn hàng không thành công (NFR)
- Tỉ lệ giao hàng trễ
3. Lợi ích khi trở thành Shop yêu thích trên Shopee
Trở thành Shop Yêu thích là cách nhận biết Shop uy tín trên Shopee đơn giản nhất. Shop Yêu thích sẽ nhận được các quyền lợi và lợi ích đặc biệt đến từ Shopee như sau:
- Được miễn phí hoặc giảm giá phí vận chuyển cho người mua, là cách tuyệt vời để kích thích khách hàng lựa chọn Shop của bạn và giúp tăng doanh thu
- Tăng mức độ tin tưởng tuyệt đối với khách hàng. Khách hàng luôn ngầm hiểu rằng những Shop Yêu thích trên Shopee là những shop được Shopee đánh giá tốt và bảo đảm uy tín.
- Được gắn biểu tượng “Yêu thích” trên mỗi sản phẩm và gian hàng, tăng sự thu hút của khách hàng tiềm năng.
- Được ưu tiên lựa chọn và tham gia các chiến dịch (campaign) giảm giá, flash sale của Shopee
- Những khách hàng khi mua hàng ở Shop Yêu thích sẽ được hoàn xu nếu có sử dụng Shopee xu để mua hàng.
4. Cách nhận biết shop uy tín trên Shopee
Trên Shopee, chỉ cần người dùng gõ từ khóa sản phẩm muốn mua, hệ thống sẽ xuất hiện rất nhiều kết quả của những nhà bán hàng khác nhau. Cách nhận biết Shop uy tín trên Shopee cũng rất đơn giản nếu bạn dựa vào những mẹo nhỏ dưới đây.
4.1. Đánh giá của người dùng
Xem lượt đánh giá và nội dung đánh giá là cách tốt nhất để xác định độ uy tín của sản phẩm mà Người bán gửi đến cho Người mua. Đây là cách đơn giản nhất mà đa số mọi người sẽ làm đầu tiên. Nếu bạn là khách hàng mới và chưa bao giờ mua hàng của shop bao giờ, việc đọc các đánh giá từ những người mua hàng trước đó sẽ giúp tăng độ tin cậy hơn.
Khi kiểm tra đánh giá của người dùng, bạn hãy chú ý 4 yếu tố sau.
4.1.1. Sản phẩm bị đề cập kém chất lượng
Chất lượng sản phẩm là yếu tố tiên quyết để người dùng quyết định mua hàng. Nếu bạn đọc đánh giá về chất lượng sản phẩm không đáp ứng các nhu cầu mà bạn mong muốn, đặc biệt nếu sản phẩm nhận được là hàng giả, hàng kém chất lượng, thì bạn đừng ngần ngại lựa chọn Shop cung cấp các sản phẩm tốt hơn.
4.1.2. Giao hàng không đúng mẫu mã (phân loại hàng)
Khi lựa chọn một mặt hàng, màu sắc, kích thước,… của sản phẩm cần phù hợp với sở thích và nhu cầu của người mua, nếu Shop đã hết phân loại hàng mà khách hàng đã lựa chọn nhưng cố tình không thông báo cho người mua và vẫn gửi đi phân loại hàng khác thì đây là dấu hiệu Shop không tôn trọng nhu cầu của khách. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn Shop để mua hàng hay không tùy vào số lượng người mua phản hồi Shop giao không đúng mặt hàng.
4.1.3. Thái độ phục vụ của Shop
Thái độ phục vụ là yếu tố ảnh hưởng cực kỳ lớn đến độ uy tín của Shop. Các vấn đề như phản hồi tin nhắn của khách chậm, cách trả lời không thiện cảm, đóng gói đơn hàng không cẩn thận,… đều là những điều cơ bản và quan trọng mà Shop cần cải thiện và khắc phục nhanh chóng. Nếu khi xem đánh giá bạn nhận thấy các bất ổn về cách chăm sóc khách hàng của Shop thì chắc chắn đó vẫn chưa là gian hàng uy tín.
4.1.4. Bình luận của người dùng
Đây là yếu tố không thể bỏ qua khi bạn xem đánh giá. Mục đích của việc xem đánh giá đó là để biết được cách nhận biết Shop uy tín trên Shopee. Có 2 điều cần lưu ý khi bạn xem nội dung đánh giá của những người mua trước như sau:
- Shop có lượt mua sản phẩm rất nhiều nhưng lượt đánh giá sản phẩm lại rất ít. Ví dụ lượt mua lên đến hơn 1000 nhưng lượt đánh giá chưa đến 10. Điều này là do shop đã chạy đơn ảo để tăng lượt mua hàng, vì vậy lượt đánh giá sản phẩm không được cao
- Nội dung đánh giá sản phẩm đều tương tự nhau. Điều này có nghĩa là những đánh giá đó là đánh giá ảo, do shop đã sử dụng seeding để đánh giá, chứ không tồn tại đánh giá thật của người dùng thật đã mua sản phẩm. Những đánh giá ảo do Shop tạo ra thường rất giống nhau, khen sản phẩm nhiều, không chê một điểm nào và có thể không có hình ảnh thật của sản phẩm hoặc các hình ảnh của nhiều người đánh giá đều tương tự nhau. Đây chắc chắn là báo hiệu không tốt và là shop không uy tín trên Shopee.
4.2. Thời gian hoạt động của Shop
Yếu tố này thực ra cũng chỉ là một đánh giá nhỏ và cũng có phần phiến diện. Vì các shop mới tham gia bán hàng trên Shopee nói riêng hoặc mới bắt đầu kinh doanh nói chung không đồng nghĩa với việc cung cấp mặt hàng kém chất lượng hơn so với những shop đã tham gia lâu. Những shop hoạt động trên sàn thương mại điện tử lâu (khoảng từ 1-3 năm) sẽ thường xuyên được xuất hiện trên các mục phổ biến nhất của Shopee và bán được nhiều hàng hơn để giúp người mua dễ theo dõi đánh giá của người mua trước. Trong khi đó, các shop mới ít lượt mua hơn nên rất khó để kiểm tra được có uy tín hay không.
Để kiểm tra thời gian hoạt động của Shop trên Shopee, bạn chỉ cần nhấn vào tên hoặc ảnh đại diện (avatar) của Shop là sẽ thấy đầy đủ thông tin chi tiết từ lượt đánh giá cho đến thời gian tham gia của Shop.
Bên cạnh đó, Shopee cũng có tính năng report Shop, Shop bị report nhiều thì Shopee sẽ xem xét phạt Sao Quả Tạ và thậm chí có thể sẽ hạn chế tài khoản của Shop, vì vậy, lời khuyên là bạn nên mua hàng ở những Shop có thời gian hoạt động từ 1 – 2 năm trở lên.
4.3. Tỷ lệ phản hồi chat
Tỷ lệ phản hồi chat là phần trăm tin nhắn trao đổi, tu vấn và trả giá giữa Shop với người mua hàng trong 3 tháng gần nhất. Nếu tỉ lệ phản hồi chat quá thấp thì bạn cần chú ý, bởi shop có thể là Shop ảo, hoặc quy trình chăm sóc khách hàng của Shop không được chú trọng.
4.4. Số lượng theo dõi Shop
Số lượng người theo dõi Shop được hiển thị ngay trang chủ (cùng hàng với tỉ lệ phản hồi chat) cũng góp phần vào cách nhận biết Shop uy tín trên Shopee. Bởi tỷ lệ khách hàng follow shop cao thì khả năng đó là Shop chất lượng và có lượng người mua hàng đông đảo.
4.5. Thông tin về giá cả và lượt mua
- Các sản phẩm trong shop đa số đều rất rẻ chỉ 1.000đ, 9.000đ, 10.000đ….. Đó là do shop tạo giá ảo để rẻ nhất trên sàn và xuất hiện trên Shopee dễ dàng được người mua tìm thấy. Nhưng khi mua hàng bạn sẽ bị hủy đơn hoặc chỉ giao hộp rỗng.
- Shop có lượt mua sản phẩm nhiều nhưng rất ít đánh giá. Ví dụ mua đến hơn 1.000 lượt nhưng đánh giá chỉ có 5 lượt. Điều này là do shop đã buff đơn ảo để có lượt đăng ký
4.6. Lựa chọn Shopee Mall
Shopee Mall là những gian hàng cam kết bán sản phẩm chính hãng 100%, đã được Shopee kiểm duyệt và xác nhận. Do đó, nếu vẫn chưa tin tưởng các cửa hàng thông thường thì bạn có thể chọn shop thuộc hệ thống Shopee Mall để yên tâm hơn.
Mặt khác, Shopee còn đưa ra chính sách cam kết hoàn tiền 100% nếu người dùng phát hiện sản phẩm mua từ Shop là đồ giả, kém chất lượng, đồng thời hỗ trợ yêu cầu trả hàng, hoàn tiền tối đa trong vòng 7 ngày đối với Shopee Mall thay vì 3 ngày như shop thông thường.
Cách kiểm tra địa chỉ shop trên Shopee
Đối với những người mới mua hàng trên Shopee, việc xác định đúng shop Mall chất lượng thì không phải ai cũng biết. Bạn hãy thực hiện theo những bước đơn giản sau:
Bước 1: Truy cập vào website Shopee hoặc ứng dụng Shopee trên điện thoại.
Bước 2: Gõ tên shop muốn mua trên thanh tìm kiếm đầu tiên trên cùng ở trang chủ.
Bước 3: Hệ thống tự động của Shopee sẽ hiện ra những Shop dựa vào từ khóa bạn nhập.
Bước 4: Đối chiếu thông tin của các shop bằng cách kiểm tra phần thông tin giới thiệu, gồm địa chỉ, số điện thoại. Nếu khớp hoàn toàn mọi thông tin thì có nghĩa là bạn đã được Shop uy tín và có thể yên tâm mua sắm tại gian hàng.
5. Cách nhận biết Shop lừa đảo trên Shopee
Vì Shopee là nền tảng rất ưu tiên đến trải nghiệm của người dùng, do đó các Shop kinh doanh trên Shopee đều phải tuân thủ nghiêm ngặt và hạn chế xảy ra những vấn đề cho khách hàng. Nếu Shopee phát hiện Shop có hành vi lừa đảo thì sẽ có những biện pháp trừng trị nhất định bằng Sao Quả Tạ. Các lỗi vi phạm phổ biến mà Shop thường sử dụng để tạo sự chú ý đến người dùng là:
- Shop có lượt mua sản phẩm nhiều nhưng rất ít đánh giá. Ví dụ mua đến hơn 1.000 lượt nhưng đánh giá chỉ có 5 lượt. Điều này là do Shop cố tình chạy doanh số ảo nhằm giúp sản phẩm tiếp cận đến nhiều người dùng.
- Đánh giá sản phẩm của Shop đều là nội dung tương tự nhau. Điều này có nghĩa là những đánh giá đó là đánh giá ảo, không đến từ người dùng thật đã mua hàng. Những đánh giá ảo thường sẽ không có hình ảnh thật hoặc nội dung không thực tế.
- Các sản phẩm trong shop đa số đều rất rẻ chỉ 1.000đ, 9.000đ, 10.000đ,… Đó là do shop tạo giá ảo để dễ dàng được người mua tìm thấy. Nhưng khi mua hàng bạn sẽ bị hủy đơn hoặc chỉ giao hộp rỗng, hoặc giá sản phẩm dao động rất chênh lệch, ví dụ từ 1.000 – 200.000đ.
6. Hướng dẫn trở thành Shop uy tín trên Shopee
Có rất nhiều cách để tiếp cận và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Chăm sóc khách hàng là cách đơn giản nhất để giúp bạn trở thành Shop Yêu thích trên Shopee. Trở thành Shop yêu thích để tăng độ uy tín cho thương hiệu cũng khá đơn giản nếu bạn có thể đáp ứng các yêu cầu dưới đây.
6.1. Hãy tích cực tham gia chương trình khuyến mãi nhiều nhất có thể
Tham gia chương trình khuyến mãi trên Shopee nhiều nhất có thể là cách đơn giản để người dùng lựa chọn mua hàng tại Shop của bạn thay vì các Shop khác.
6.2. Kinh doanh những sản phẩm độc lạ
Thu hút khách hàng với sản phẩm khác biệt, độc đáo nhưng giá cả phải chăng và xứng đáng với chất lượng.
6.3. Chăm sóc khách hàng thường xuyên
Trả lời bình luận, thắc mắc và đánh giá của khách hàng một cách khéo léo, thân thiện và nhanh chóng, kể cả đối với các bình luận tiêu cực. Điều này giúp nâng cao tỷ lệ phản hồi với khách hàng và là tiêu chí cách nhận biết Shop uy tín trên Shopee.
6.4. Điểm đánh giá shop
Điểm đánh giá cao chứng tỏ đó là Shop được nhiều người tin tưởng, được nhiều người dùng yêu thích và là yếu tố quan trọng để người mua quyết định lựa chọn Shop để mua hàng.
6.5. Cập nhật thường xuyên
Đăng tải sản phẩm mới thường xuyên và không quên cập nhật cho những sản phẩm cũ. Thực tế, điều quan trọng nhất để khách hàng tiếp cận đến Shop vẫn là sản phẩm mà gian hàng cung cấp. Nếu sản phẩm đã quá phổ biến hoặc không đáp ứng nhu cầu của người dùng thì cũng rất khó để giữ chân người dùng trên gian hàng của bạn.
7. Lời kết
EQVN hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm cho mình những kinh nghiệm mới cho việc triển khai bán hàng qua các công cụ sàn thương mại điện tử Shopee bằng cách nắm rõ cách nhận biết Shop uy tín trên Shopee và cách triển khai để trở thành Shop Yêu thích. Để có thể thành thạo các sàn thương mại điện tử phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, bạn cũng có thể tham khảo thêm Khóa học Thương mại điện tử tại EQVN.
Với chương trình bài học được xây dựng từ cơ bản đến nâng cao, sau khóa học, học viên sẽ tự tin triển khai kinh doanh trên sàn thương mại điện tử một cách khoa học và hiệu quả.
- Hiểu rõ sự khác biệt giữa từng loại sàn thương mại điện tử
- Nắm chắc kiến thức về chi phí, sản phẩm, khách hàng trên Sàn Thương mại điện tử
- Tự thiết kế kế hoạch kinh doanh qua Sàn Thương mại điện tử bài bản và khoa học
- Triển khai hiệu quả hoạt động Marketing và Quảng cáo trên Sàn Thương mại
- Biết cách vận hành hoạt động bán hàng trên Sàn Thương mại điện tử từ A-Z
- Tường tận chính sách Sàn Thương mại điện tử và cách khắc phục lỗi khi gặp phải
Bên cạnh đó, để có thể phát huy mạnh mẽ lợi thế của việc kết hợp và truyền thông đa kênh, Khóa học Chuyên viên Digital Marketing sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn.
Có thể bạn muốn xem thêm:
Top 9 Các Phần Mềm Live Stream Facebook Dành Cho Máy Tính, Di Động
Cách hủy đơn hàng trên Shopee ở mọi giai đoạn Chờ lấy hàng, đang giao
Người bán hủy đơn hàng Shopee có sao không?
: