Google Discovery Ads Là Gì? Chi Tiết Cách Tạo Quảng Cáo Khám Phá

google discovery ads la gi chi tiet cach tao quang cao kham pha 666049c7002cb

Với mục đích triển khai các chiến dịch quảng cáo đến khách hàng một cách hiệu quả hơn, vào tháng 5/2019 Google đã cho ra mắt Google Discovery Ads hay còn gọi là Quảng cáo khám phá. Theo nhiều số liệu thống kê đã cho thấy rằng, có gần 85% dân số sẽ hành động ngay trong 24 giờ khi tiếp cận được sản phẩm mới. Do đó, bài viết này từ EQVN sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết để bạn biết cách tận dụng quảng cáo khám phá vào các chiến dịch Marketing, nhằm tìm ra lợi thế cạnh tranh trong thời đại chuyển đổi số hiện nay.

 

 

1. Google Discovery Ads là gì?

Quảng cáo khám phá Google hay Google Discovery Ads là quảng cáo được tối ưu hóa với hình ảnh phong phú cho người dùng tiềm năng. Bằng các tín hiệu như lượt truy cập website, tải xuống ứng dụng, video đã xem và tìm kiếm bản đồ của mọi người, Google có thể phân phối chính xác nội dung quảng cáo tương thích với nhu cầu của người dùng.

Theo đó, Google Discovery Ads là nguồn cấp dữ liệu hiển thị trên trang chủ Google, trang chủ ứng dụng IOS và Android Google. Để thấy được những nội dung liên quan, người dùng có thể cá nhân hóa nguồn cấp dữ liệu. Đồng nghĩa với đó, Google sẽ thu thập dữ liệu bằng cách máy học (machine learning) và hiển thị nội dung quảng cáo đúng với sở thích người dùng.

vị trí hiển thị google discovery ads

2. Vị trí hiển thị của Google Discovery Ads

2.1. Thẻ quảng cáo trên Gmail

Vị trí đầu tiên mà Google Discovery Ads là trên nền tảng Gmail. Bạn có thể nhìn thấy quảng cáo này bằng cách nhấp vào thẻ “Quảng cáo/Promotions” hoặc “Mạng xã hội/Social”.

google discovery ads trên gmail

Quảng cáo khám phá này sẽ mở ra dưới dạng một email với các chi tiết nội dung như sau:

google discovery ads trên gmail 2

2.2. Trang chủ Youtube và mục Xem video tiếp theo

  • Trên ứng dụng Youtube trên điện thoại

Các mẫu quảng cáo khám phá khi hiển trị trên app Youtube của điện thoại sẽ có dạng như sau:

google discovery ads trên điện thoại

google discovery ads trên máy tính

2.3. Discover Feed trên ứng dụng Google

Hãy thử mở app Google trên điện thoại của bạn và lướt xuống, bạn sẽ thấy có rất nhiều những nội dung được đề xuất rất giống với sở thích, lịch sử duyệt web,… của bạn. Toàn bộ nội dung được cá nhân hóa này sẽ được gọi là Discover Feed, cũng là nơi hiển thị quảng cáo khám phá Google.

discover feed trên google

3. Lợi ích khi sử dụng quảng cáo Google Discovery Ads

3.1. Tiếp cận khách hàng tiềm năng

Google Discovery Ads đã nắm bắt rất tốt ý định của khách hàng bằng việc ứng dụng tối đa máy học, góp phần đưa quảng cáo về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Nhất là trong thời đại cạnh tranh về sự chú ý như hiện nay, các quảng cáo được thiết kế bắt mắt sẽ càng dễ đạt cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

3.2. Tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng khả năng chuyển đổi

Quảng cáo khám phá Google đưa đến rất nhiều vị trí quảng cáo mới, để doanh nghiệp thỏa sức tạo ra các loại quảng cáo ấn tượng, kích thích người dùng tương tác và đưa hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với họ.

Quảng cáo khám phá sẽ được hiển thị qua các website của Google mà người dùng truy cập thường xuyên và có nội dung liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này đã tác động trực tiếp đến khả năng người dùng chuyển đổi và giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt đến mục tiêu kinh doanh.

3.3. Đơn giản hóa việc quản lý chiến dịch

Theo thống kê từ Google, gần 85% dân số sẽ hành động ngay chỉ trong 24 giờ kể từ khi tìm ra sản phẩm mới. Do đó, khi những nhà quảng cáo nắm bắt chính xác điểm xúc tác này, doanh nghiệp có thể tạo ra tác động rất lớn đến hành trình mua hàng của người dùng và đạt mục tiêu kinh doanh chỉ với một chiến dịch.

3.4. Tối ưu hóa chi phí và hiệu quả quảng cáo

Google Discovery Ads giúp doanh nghiệp đạt được chiến dịch quảng cáo thích hợp với chi phí thấp nhất cũng như hiệu quả quảng cáo linh hoạt.

Bên cạnh đó, quảng cáo khám phá Google còn cung cấp cho doanh nghiệp bản báo cáo phân tích chi tiết về hiệu quả của quảng cáo. Từ đó, doanh nghiệp sẽ thấu hiểu điểm mạnh và yếu của chiến dịch quảng cáo, nhằm cải thiện các thiếu sót và phát huy những thế mạnh của mình, để chuẩn bị cho kết quả tốt nhất.

4. Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng quảng cáo Google Discovery Ads 

Trên thực tế, sẽ tồn tại ba thời điểm mà quảng cáo khám phá trở thành sự lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp:

Thứ nhất, khi doanh nghiệp khao khát thúc đẩy sự chuyển đổi với quy mô lớn trên đa phương tiện, như thúc đẩy doanh số bán hàng, đăng ký bản tin hoặc tạo ra nhiều lượt truy cập website.

Thứ hai, khi doanh nghiệp muốn tiếp cận người dùng mới trên các phương tiện của mình, như chia sẻ quảng cáo có độ nhận diện thương hiệu cao, trực quan hóa các nguồn cấp dữ liệu của Google.

Thứ ba, khi doanh nghiệp cần kết nối lại với những khách hàng trọng tâm của mình. Chẳng hạn, khi người dùng quay lại với website, doanh nghiệp cần tạo ra nhiều cơ hội để thúc đẩy họ tiếp tục tìm hiểu và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình.

5. Các loại hình quảng cáo Google Discovery Ads 

5.1. Standard Discovery Ads (Quảng cáo khám phá tiêu chuẩn)

URL cuối cần tránh dẫn về trang chủ của bạn. Cụ thể, sau khi nhấp vào mục Ads, thành phần URL sẽ là địa chỉ mà quảng cáo dẫn đến. Để gia tăng chất lượng quảng cáo và tỷ lệ chuyển đổi, nhà quảng cáo nên đặt URL cuối dẫn về trang có chứa đầy đủ thông tin mà người truy cập có thể hiểu cụ thể về sản phẩm/dịch vụ đang được quảng cáo.

url

Mục tiêu của Google Discovery Ads là kích thích sự hứng thú khiến người dùng nhấn vào, để tăng lượt traffic cho trang, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Do đó, việc đầu tư kỹ lưỡng về mặt hình ảnh, màu sắc, nội dung đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nhằm tạo chiến dịch nổi bật, gây ấn tượng cho người xem.

Ở quảng cáo khám phá, Google cho phép nhà quảng cáo cập nhật tối đa 15 hình ảnh khác nhau để thử nghiệm một chiến dịch. Tuy nhiên, để tối ưu cơ hội tiếp cận người xem, EQVN khuyên bạn nên đăng tải nhiều kích cỡ hình ảnh khác nhau cho một chiến dịch nhằm tối ưu khả năng hiển thị ở nhiều vị trí.

Bên cạnh đó, ngoài những hình ảnh của chính doanh nghiệp tạo ra, bạn cũng có thể để Google scan ảnh mà bạn đã chọn trên Shutterstock, hoặc ảnh từ Feed ở trang mạng xã hội như Facebook, LinkedIn,…

Như nhiều loại quảng cáo khác, quảng cáo khám phá Google là dòng đầu tiên được in đậm trong quảng cáo. Google cấp quyền cho bạn có thể cung cấp 5 tiêu đề, cùng tối đa 40 ký tự cho mỗi tiêu đề đó.

Đoạn mô tả sẽ nằm dưới tiêu đề chính, nhằm tóm tắt nội dung của chiến dịch. Đây được xem là cơ hội để bạn truyền tải được thông điệp hấp dẫn nhất mà chiến dịch quảng cáo muốn nhắn gửi đến khách hàng. Google sẽ cho phép bạn cập nhật tối đa 5 mô tả, cùng 90 ký tự cho mỗi mô tả được tạo ra.

Cuối cùng, một CTA ấn tượng như “mua ngay” hay “nhận giá” được đính kèm sẽ cực kỳ cần thiết để tạo động lực, khêu gợi trí tò mò của người xem. Trong Google Discovery Ads, bạn có thể cho Google thử nghiệm và tối ưu hóa CTA.

5.2. Discovery Carousel Ads (Quảng cáo khám phá xoay vòng)

Discovery Carousel Ads cho phép người dùng có thể di chuyển và khám phá tất cả các hình ảnh mà bạn cung cấp dưới dạng xoay vòng. Nhà quảng cáo có thể đăng tải từ 2-10 hình ảnh để làm các thẻ xoay vòng, sau đó, Google sẽ hiển thị chúng theo thứ tự đăng tải.

Google chỉ cho phép sử dụng tỷ lệ ảnh vuông (tỷ lệ 1:1) hoặc khung cảnh (tỷ lệ 1.91:1) để sử dụng cho các thẻ. Nếu không muốn toàn bộ quảng cáo của mình bị từ chối, bạn cũng cần tránh việc trộn các ảnh thuộc cả 2 kích cỡ này trong cùng 1 mẫu quảng cáo.

 

6. Lưu ý khi viết mẫu quảng cáo Google Discovery Ads

Hình ảnh: Quảng cáo khám phá Google sẽ hiển thị trên các mạng xã hội và Discover Feed, nên cần các yếu tố bắt mắt, hơi hướng quảng cáo Facebook hay Instagram. Hoặc bạn cũng có thể dùng các hình ảnh được triển khai hiệu quả trên các kênh này để chạy Discovery. 

Quảng cáo khám phá xoay vòng: Cực kỳ thích hợp đối với các trang thương mại điện tử có nhiều sản phẩm hoặc khi bạn muốn người xem nhìn thấy nhiều khía cạnh khác nhau của sản phẩm/dịch vụ.

Nguồn cấp dữ liệu: Google hiện đã cho phép bạn kết hợp nguồn cấp dữ liệu vào Google Discovery Ads nhằm tăng hiệu quả chiến dịch.

7. Cách nhắm mục tiêu cho quảng cáo khám phá

  • Đối tượng tùy chỉnh

Cách nhắm mục tiêu quảng cáo khám phá dựa theo những người đang tìm kiếm về một sản phẩm/dịch vụ, duyệt xem website hoặc tải xuống ứng dụng cụ thể.

Mục đích của Remarketing là kéo lại tương tác, thúc đẩy mua hàng đối với các khách hàng cũ hoặc người đã từng truy cập website. Do đó, nhà quảng cáo có thể tạo ra nhiều nhóm đối tượng khác nhau, tùy theo tính chất của các lượt tương tác trong quá khứ (truy cập đến website nào đó, từng mua hàng, từng bỏ vào giỏ hàng…)

  • Nhân khẩu học chi tiết

Cho phép bạn nhắm đối tượng dựa trên các yếu tố nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, trạng thái hôn nhân, trình độ học vấn… Tuy nhiên, khi nhắm mục tiêu theo cách này trong Google Discovery Ads, bạn chỉ có thể tiếp cận những người có khả năng thuộc nhóm nhân khẩu học mà bạn đã thiết lập.

  • Đối tượng trong thị trường

Nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu hướng đến các đối tượng người dùng bắt đầu tư vấn, tìm hiểu và đang cân nhắc mua hàng. Quảng cáo khám phá thiết lập cho bạn các nhóm đối tượng từ các thị trường khác nhau như những người đang chuẩn bị mua xe, máy tính, hệ thống trả lương…

Đây là cách nhắm mục tiêu đến những sự kiện mà nhóm người dùng mục tiêu quan tâm như khởi nghiệm, thay đổi công việc, mua nhà, cưới xin…

Điều này cho phép bạn nhắm đến các nhóm đối tượng có chung sở thích nhất định.

 

8. Ngân sách và giá thầu cho Google Discovery Ads 

Các chiến dịch quảng cáo khám phá được thực hiện dựa trên chiến lược giá thầu thông minh (Smart Bidding), cụ thể gồm 4 chiến lược giá thầu sau:

CPA mục tiêu: Dùng để tăng chuyển đổi với một mức giá nhất định cho mỗi lần chuyển đổi. Nhà quảng cáo có thể sử dụng chiến lược khi đã có ngưỡng CPA nhất định, mục đích quảng cáo là mang về chuyển đổi ở ngưỡng CPA này. Do đó, bạn nên đặt ngân sách cho chiến lược này bằng 5-10 lần CPA mục tiêu.

Tối đa hóa chuyển đổi: Google sẽ tối ưu chuyển đổi để mang lại nhiều chuyển đổi nhất dựa theo mức ngân sách đã đề ra.

ROAS mục tiêu: Chiến lược này được Google đưa ra nhằm tối ưu giá trị chuyển đổi/chi phí nằm trong ngưỡng mà nhà quảng cáo có thể chịu được.

Tối đa hóa giá trị chuyển đổi: Trong mức ngân sách bạn đặt ra, Google sẽ giúp bạn nhận được giá trị chuyển đổi (như doanh thu) nhiều nhất.

Thực tế, khi mới bắt đầu chiến dịch, bạn sẽ cần đợi 2 tuần giữa các thử nghiệm giá thầu khác nhau để Google tìm ra cách người dùng tương tác. Từ đó, Google sẽ điều tiết sao cho hợp lý các tương tác giữa quảng cáo của bạn và người dùng.

9. Cách tạo chiến dịch Google Discovery Ads

Google Discovery Ads là một loại quảng cáo mới của Google, được hiển thị trên các trang web được liên kết với Google, ví dụ như trang web tin tức, trang web chia sẻ video và trang web nội dung tương tự. Điều này giúp tăng khả năng tiếp cận của quảng cáo với người dùng và cải thiện hiệu quả quảng cáo.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để tạo chiến dịch Google Discovery Ads:

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Ads của bạn.

Bước 2: Trên trang menu bên trái, nhấp vào Campaigns.

Bước 3: Nhấp vào nút cộng (+) và sau đó chọn New campaign để tiến hành chọn loại chiến dịch

cách tạo google discovery ads

Bước 4: Chọn mục Marketing objective (mục tiêu tiếp thị) bao gồm: Sales (doanh số), Leads (cơ hội tiếp thị), Website traffic (lượng truy cập trang web) hoặc No goal (không có mục tiêu). Để tạo một chiến dịch Discovery, bạn cần chọn một mục tiêu chuyển đổi để tối ưu hóa chiến dịch của bạn.

cách tạo google discovery ads 2

Bước 5: Dưới phần Bắt đầu theo dõi lượt chuyển đổi trên web, bạn sẽ chọn một mục tiêu chuyển đổi để tối ưu hóa mục tiêu bán hàng của chiến dịch Discovery của bạn. Bạn có thể chọn một trong những mục tiêu chuyển đổi như mua hàng trực tuyến, tải xuống ứng dụng, hoặc điền biểu mẫu, lượt đăng ký

cách tạo google discovery ads 3

Bước 6: Chọn địa lý và ngôn ngữ mục tiêu cho chiến dịch này. Bạn có thể chọn nhiều địa lý và ngôn ngữ khác nhau để tối ưu hóa khả năng tiếp cận của chiến dịch.

chọn vị trí chiến dịch quảng cáo google

Bước 7: Chọn chiến lược đấu giá và nhập ngân sách trung bình hàng ngày. Bạn có thể chọn chiến lược đấu giá tự động hoặc đấu giá thủ công, tùy thuộc vào mục tiêu của chiến dịch của bạn. Để tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch, hãy đảm bảo ngân sách hàng ngày của bạn đủ lớn để cho phép quảng cáo được hiển thị trong nhiều thời gian hơn trong ngày.

đặt giá thầu chiến dịch quảng cáo google

Bước 8: Thiết lập đối tượng quảng cáo Discovery Ads

Tại bước này, bạn cần đưa ra quyết định về đối tượng khách hàng của mình và thiết lập các thông số mục tiêu để tối ưu hóa chiến dịch của mình. Google Discovery Ads cho phép bạn tùy chỉnh đối tượng khách hàng của mình bằng cách sử dụng các thông số như độ tuổi, giới tính, quan tâm và hành vi trực tuyến.

nhắm mục tiêu quảng cáo google

Khi đã hoàn tất các bước trên, bạn có thể đưa ra đơn đặt hàng của mình và chờ đợi quảng cáo của mình được hiển thị trên các trang web đối tác của Google. Nếu tối ưu hóa đúng cách, Google Discovery Ads có thể giúp bạn tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng của mình.

Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu thiết lập quảng cáo Discovery với các tùy chọn quảng cáo khác nhau, bao gồm các yếu tố như định dạng quảng cáo, vị trí đặt quảng cáo. Ngoài ra, bạn cũng có thể tùy chỉnh các quảng cáo để tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch của mình.

 

Bước 9: Thiết lập quảng cáo Discovery Ads

Đối với định dạng quảng cáo, Google Discovery Ads cung cấp nhiều loại quảng cáo khác nhau, bao gồm ảnh, video, carousel và các quảng cáo động. Bạn có thể tùy chỉnh quảng cáo của mình bằng cách sử dụng các công cụ trực quan và thiết kế để tạo ra các quảng cáo ấn tượng và hấp dẫn.

Để đặt quảng cáo của mình, bạn có thể chọn nhiều vị trí khác nhau trên trang web, bao gồm các trang web đối tác của Google và trang chủ của ứng dụng Google. Bạn cũng có thể đặt quảng cáo của mình trên các thiết bị di động, bao gồm cả smartphone và máy tính bảng.

cách tạo google discovery ads 6

Tiêu đề: Là phần tiêu đề của quảng cáo, được hiển thị ở phía trên cùng của quảng cáo. Độ dài tối đa là 40 ký tự.

Mô tả: Là phần mô tả của quảng cáo, được hiển thị ở phía dưới tiêu đề. Độ dài tối đa là 90 ký tự.

Hình ảnh: Là hình ảnh chính của quảng cáo, được hiển thị ở phía trên cùng hoặc giữa của quảng cáo. Kích thước tối thiểu là 1200 x 628 pixel.

Đường dẫn đến trang đích: Là đường dẫn đến trang web hoặc trang sản phẩm liên quan đến quảng cáo.

 

 10. Lời kết

Nhìn chung, bài viết đã giải đáp những thắc mắc của bạn về độ tương thích giữa Google Discovery Ads với mục tiêu của doanh nghiệp. Google Discovery Ads mang đến nhiều khách hàng hơn bằng cách phân tích các tín hiệu phức tạp từ người dùng. Đây cũng là cách tối ưu để bạn cải thiện hiệu suất quản lý chiến dịch, thúc đẩy người dùng tìm hiểu về bạn nhiều hơn và gia tăng doanh số bán hàng.

Quảng cáo khám phá cung cấp cho bạn các bản báo cáo chi tiết về hiệu quả của quảng cáo, cho thấy điểm mạnh cũng như điểm yếu trong các chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng thấu hiểu và vận dụng các dữ liệu được Google cung cấp một cách hiệu quả. Do đó, một khóa học Google Ads chuyên sâu tại EQVN sẽ là cơ hội để bạn có thể:

  • Thấu hiểu từ cơ bản đến chuyên sâu về quảng cáo trên Google
  • Vận dụng và triển khai hiệu quả các đặc trưng của từng loại hình quảng cáo
  • Đọc, hiểu chi tiết các số liệu tương ứng với hoạt động kinh doanh của học viên

Ngoài ra, nguồn thông tin tham khảo tại EQVN là cực kỳ hữu ích và phong phú. Đặc biệt trong lĩnh vực Digital Marketing, chúng tôi có Blog Digital Marketing, với mục tiêu cập nhật hàng tuần các kiến thức mới nhất về lĩnh vực kinh doanh, tiếp thị đa kênh từ Youtube, TikTok, Facebook… Hy vọng sẽ là nguồn bổ trợ kiến thức cực kỳ cần thiết cho các bạn đam mê về lĩnh vực Digital Marketing và hơn thế nữa.

 

Có thể bạn muốn xem thêm:

 

:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *