Google Dynamic Ads là cách hiệu quả để tối ưu chi phí cho doanh nghiệp, hiển thị đúng nội dung đến đúng người dùng. Vậy sự linh hoạt này xuất phát từ đâu? Lý do là bởi quảng cáo này dựa trên mức quan tâm của người dùng. Thay vì quảng cáo theo từ khóa mà họ tìm kiếm, Google Dynamic Ads đuổi theo những gì người dùng theo dõi thường xuyên, có ý định mua, và quảng cáo nó cho họ. Qua bài viết này, EQVN sẽ xoay quanh các đặc điểm của quảng cáo tìm kiếm động, cũng như cách thiết lập hợp lý để tăng cường lưu lượng truy cập website của bạn.
1. Quảng cáo Google Dynamic Ads là gì?
Quảng cáo Google Dynamic Ads, hay còn gọi là quảng cáo tìm kiếm động, là loại quảng cáo không sử dụng từ khóa, chỉ sử dụng website hoặc nguồn cấp dữ liệu về sản phẩm của doanh nghiệp.
Sau đó, Google sẽ tiến hành đối sánh các tìm kiếm của người dùng với loại sản phẩm có ở website và hiển thị quảng cáo tìm kiếm động tùy chỉnh cho họ.
Tuy gần như tương tự với các chiến dịch quảng cáo nội dung truyền thống và vẫn hiển thị trong SERP, nhưng quảng cáo tìm kiếm động là cách hiệu quả để hiển thị linh hoạt nội dung, đến đúng nhu cầu của người dùng.
2. Sự khác biệt giữa quảng cáo Google Search và quảng cáo Google Dynamic Ads
2.1. Dòng tiêu đề của nội dung quảng cáo
Bởi vì tiêu đề của Google Dynamic Ads sẽ được tạo tự động thông qua website hoặc nguồn cấp dữ liệu. Nhưng đối với dòng mô tả cho quảng cáo, các nhà marketer vẫn phải tự điều chỉnh để giúp quảng cáo trở nên tương thích và thu hút người dùng hơn.
Tuy nhiên, việc có một dòng tiêu đề cụ thể với sản phẩm được tìm kiếm cũng đã giúp quảng cáo tìm kiếm động trở nên khác biệt, trở thành kết quả tìm kiếm tốt nhất cho người dùng. Chẳng hạn, hình bên dưới cho thấy tiêu đề quảng cáo động của Nikon rất cụ thể và hữu ích cho người mua:
2.2. Hình thức đấu thầu
Tương tự như quảng cáo thông thường, quảng cáo tìm kiếm động được định giá qua mỗi lần người dùng nhấp chuột vào nó (CPC). Chi phí = (số lần quảng cáo được nhấp chuột) x (CPC tối đa mà bạn sẵn sàng chi trả).
Tuy nhiên, vì không cần đề cập đến từ khóa, bạn không thể áp dụng giá thầu cho từng từ khóa riêng lẻ ở Google Dynamic Ads. Thay vì vậy, bạn sẽ đặt giá thầu cho mục tiêu tự động, đây là danh sách các trang khác nhau trên website mà bạn có thể nhắm mục tiêu. Việc cần làm là áp dụng giá thầu cho từng mục tiêu tự động trước khi bạn hiển thị link của mục tiêu đó theo thứ hạng trên SERP.
3. Ưu và nhược điểm của chiến dịch quảng cáo Google Dynamic Ads
3.1. Ưu điểm
- Thu hẹp khoảng cách về mức độ phù hợp khớp của từ khóa
Nhờ vào quá trình thu thập thông tin từ website, hoặc từ nguồn cấp dữ liệu của sản phẩm, quảng cáo tìm kiếm động nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về mức độ tương thích với từ khóa mà các vị khách đang tìm kiếm.
Qua đó, Google Dynamic Ads giúp tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn, cũng như giúp doanh nghiệp hiển thị các từ khóa bị Google Ads gắn cờ “Khối lượng tìm kiếm thấp” từng không thể hiển thị.
- Tạo quảng cáo dễ dàng
Mặc dù bạn cần tự tạo dòng mô tả quảng cáo, tuy nhiên, việc tạo tự động các dòng tiêu đề đã góp phần quan trọng vào việc thu hút sự chú ý của người dùng, thúc đẩy họ truy cập nhiều hơn vào website của bạn.
- Tiết kiệm thời gian thiết lập
Ưu điểm tiếp theo của quảng cáo tìm kiếm động là không tiêu tốn nhiều thời gian nghiên cứu từ khóa để lập kế hoạch Marketing. Thay vào đó, bạn cần thiết lập kỹ phần danh mục quảng cáo Google Dynamic Ads, để chạy được nhiều danh mục trong một ngày, cùng lượng công việc tối thiểu.
3.2. Nhược điểm
- Không có toàn quyền kiểm soát
Vì không có toàn quyền kiểm soát loại từ khóa, bạn sẽ cần tự phán đoán từ khóa nào sẽ được chọn, thêm các từ khóa phủ định phù hợp cho chiến dịch, đảm bảo cấu trúc quảng cáo đúng với mục đích tiếp thị.
Do đó, để tối ưu chiến dịch quảng cáo tìm kiếm động tốt nhất, bạn nên đánh giá kỹ về định hướng thương hiệu, dự đoán các sản phẩm và tình huống khi Google định vị sai trang quảng cáo. Nếu thực thi hiệu quả điều này, cùng các báo cáo từ quảng cáo Google Search, bạn có thể đạt đến mức hiệu suất quảng cáo Google Dynamic Ads tốt nhất.
- Dòng tiêu đề có thể không khớp với quảng cáo
Tính năng tự khởi tạo tiêu đề có thể là một lợi thế khi triển khai chiến dịch quảng cáo, tuy nhiên, điều này cũng trở thành một thách thức cho một số người làm marketing. Nếu bạn muốn toàn quyền kiểm soát loại thông điệp được hiển thị từ thương hiệu của mình, quảng cáo tìm kiếm động có thể không dành cho bạn.
Các tiêu đề được xuất tự động từ dữ liệu website hay nguồn cấp dữ liệu của sản phẩm, do đó, hiếm khi xuất hiện dòng tiêu đề không lý tưởng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tối ưu hóa và xem xét báo cáo cụm từ tìm kiếm có thể hỗ trợ bạn kiểm soát dòng tiêu đề, link landing page hiển thị kèm theo một cách dễ dàng hơn.
- Các cụm từ tìm kiếm hiệu suất thấp làm lãng phí ngân sách
Khi triển khai bất kỳ chiến dịch quảng cáo, bạn sẽ luôn gặp vấn đề với hiệu suất của các cụm từ tìm kiếm, chúng có thể ít được truy cập, hoặc đạt đến phần trăm truy cập rất cao. Vậy làm cách nào hạn chế sự lãng phí này?
Cách tốt nhất là bạn nên thêm các cụm từ tìm kiếm phủ định cùng một cấu trúc quảng cáo Google Dynamic Ads bền vững. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần theo dõi chặt chẽ báo cáo các cụm từ được tìm kiếm, trong quá trình chạy quảng cáo của tất cả chiến dịch, đặc biệt là quảng cáo tìm kiếm động.
Qua đó, bạn đã phần nào giải đáp được câu hỏi “Liệu sản phẩm nào sẽ nhận được phần trăm lưu lượng truy cập cao?”, cũng như giúp quảng cáo tìm kiếm động không gặp tình trạng một vài từ tìm kiếm làm tiêu tốn ngân sách, trước cả khi sản phẩm thúc đẩy chuyển đổi mạnh hơn được tìm kiếm.
4. Cách thiết lập chiến dịch Google Dynamic Ads
Việc thiết lập quảng cáo tìm kiếm động cũng tương đối đơn giản. Trong quá trình cài đặt chiến dịch quảng cáo trên Google Ads, bạn sẽ thấy một tùy chọn “Enable Dynamic Search Ads for this campaign” như hình dưới.
Theo đó, bạn chỉ cần nhập tên miền của website, tiến hành tạo nhóm quảng cáo (Ad Group). Trong mỗi nhóm, bạn sẽ có thể điều hướng đến tab phụ “Mục tiêu quảng cáo động” (Dynamic Ad Targets), nơi bạn có thể nhập “URL Contains” (URL) làm mục tiêu tự động bổ sung.
Khi bạn tự động nhắm mục tiêu cho một nhóm quảng cáo riêng lẻ, bạn có thể tạo một quảng cáo Google Dynamic Ads, với dòng mô tả có độ dài tối đa 80 ký tự, tiêu đề và trang đích khi người dùng nhấp chuột được tạo hoàn toàn tự động.
5. Cách tối ưu hóa chiến dịch Google Dynamic Ads
5.1. Tạo cấu trúc chiến dịch vững chắc
Vì chiến dịch quảng cáo tìm kiếm động sử dụng mục tiêu tự động và chúng nằm trong các nhóm quảng cáo, bạn cần đảm bảo cấu trúc mục tiêu tự động phù hợp với nhóm quảng cáo, một cách cụ thể nhất có thể.
Trong trường hợp mỗi nhóm quảng cáo đại diện cho một sản phẩm hoặc dòng sản phẩm, cho một danh mục lớn hơn, xây dựng chi tiết cấu trúc của chiến dịch có thể giúp bạn kiểm soát và quản lý tốt hơn.
Chẳng hạn, nếu một công ty tạp hóa trực tuyến tạo chiến dịch Google Dynamic Ads (hay còn gọi là DSA) cho các loại đồ uống khác nhau, họ sẽ muốn có các nhóm quảng cáo riêng để nhắm mục tiêu tự động cho nước ngọt, nước trái cây… Từ đó, trong mỗi nhóm quảng cáo nhỏ, bạn có thể tạo dòng mô tả phù hợp, và cấp quyền cho Google cung cấp dòng tiêu đề tự động.
5.2. Lập bản đồ các từ khóa thích hợp và tạo chiến dịch tổng hợp
Có hai mục đích của việc tạo ra chiến dịch quảng cáo tìm kiếm động:
- Mở rộng phạm vi tiếp cận từ khóa tìm kiếm của khách hàng: điều hướng các tìm kiếm của người dùng nhất định về đúng quảng cáo Google Dynamic Ads và nhóm quảng cáo phù hợp.
- Cải thiện trải nghiệm quảng cáo của doanh nghiệp: đảm bảo quảng cáo tìm kiếm động của bạn hiển thị dựa trên truy vấn có liên quan nhất, với quảng cáo phù hợp nhất.
Để đạt được hai điều trên, bạn phải thêm từ khóa phủ định vào các nhóm quảng cáo và chiến dịch Google Dynamic Ads khác nhau, xem xét việc điều hướng các cụm từ tìm kiếm của mình trở nên thích hợp với quảng cáo tìm kiếm động và landing page.
Sau khi xây dựng hoàn tất cấu trúc chiến dịch, bạn nên tạo thêm một chiến dịch Google Dynamic Ads cuối cùng nếu chưa được tạo. Chiến dịch này sẽ được thiết kế nhằm mục đích tổng hợp tất cả các tìm kiếm không xuất hiện trong các chiến dịch quảng cáo cho danh mục lẻ.
Tuy nhiên, các mục tiêu được nhắm đến phải là toàn bộ các trang có trên website, đảm bảo bao phủ tất cả nội dung trên trang. Trong vài trường hợp, khi xem xét báo cáo cụm từ tìm kiếm, bạn có thể thấy chiến dịch “tổng hợp” này đã giúp bạn khai thác vài sản phẩm còn sót, mà lẽ ra nên được liệt kê khi quảng bá ở một danh mục khác.
5.3. Thêm các từ khóa phủ định
Từ khóa phủ định không chỉ quan trọng cho DSA mà còn để thêm vào các chiến dịch quảng cáo nội dung thông thường khác.
Qua các ý trên, chắc hẳn bạn đã nhận ra tầm quan trọng của từ khóa phủ định, nhưng không chỉ đối với quảng cáo tìm kiếm động, từ khóa phủ định còn có ảnh hưởng đến các chiến dịch quảng cáo nội dung thông thường khác.
Ngoài việc cải thiện hiệu quả quảng cáo, bạn cũng nên thêm các từ khóa phủ định vào các chiến dịch nội dung (Text Campaigns), để theo dõi những thay đổi về hiệu suất và mức cạnh tranh của những từ khóa này.
Thay vì dựa vào chiến dịch Google Dynamic Ads, bạn nên tìm những từ khóa có lưu lượng tìm kiếm (Search Volume) tốt hoặc những từ khóa chuyển đổi tốt để thêm vào các chiến dịch nội dung.
Từ đó, hướng làm quảng cáo tìm kiếm động sẽ khai thác từ khóa tìm kiếm có lưu lượng tốt và chuyển đổi mạnh mẽ cho doanh nghiệp, trở thành một hướng đi đáng giá để các nhà quảng cáo tận dụng.
5.4. Làm nổi bật ưu đãi, khuyến mãi
Tính năng tự động tạo tiêu đề của Google Dynamic Ads giúp chuyển hướng sự tập trung của doanh nghiệp vào việc giới thiệu quảng cáo, cùng các đặc điểm nổi bật như miễn phí vận chuyển, giao hàng nhanh chóng…
Tuy nhiên, khi hệ thống tự do thiết kế tiêu đề cho bạn, người làm marketing cần chắc chắn tạo được sức hút ở dòng mô tả quảng cáo. Sau khi người dùng xem sản phẩm, cùng các ưu đãi đi kèm, trải nghiệm của họ trở nên tốt hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
5.5. Sử dụng đặt giá thầu thông minh (smart bidding)
Trí tuệ nhân tạo đã thực sự phát triển tốt hơn rất nhiều so với trước đây, khi việc khai thác Đặt giá thầu thông minh (Smart Bidding) đã dần cải thiện hiệu suất của các nhà quảng cáo, như giá của mỗi chuyển đổi hay lợi nhuận trên chi phí quảng cáo.
Riêng đối với chiến dịch quảng cáo tìm kiếm động, bạn nên khai thác tính năng này cho toàn bộ các chiến dịch, kể cả mục tiêu là CPA hay ROAS. Nếu cần cải thiện giá của mỗi chuyển đổi, thiết lập đặt giá thầu CPA mục tiêu (tCPA) sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho bạn. Nếu cần tăng doanh số bán hàng với cùng mức chi tiêu hoặc cao hơn, hãy chọn chiến lược giá thầu ROAS mục tiêu (tROAS).
Sau cùng, Google sẽ giúp bạn phân tích dữ liệu chuyển đổi, cũng như hiệu suất quảng cáo trước đó và đề xuất mục tiêu lý tưởng. Nếu muốn mở rộng chiến dịch của mình hơn trong tương lai, bạn đừng quên sử dụng chiến lược Đặt giá thầu thông minh CPA mục tiêu và ROAS mục tiêu.
6. Lời kết
Nhìn chung, Google Dynamic Ads có thể là một trong các công cụ hữu ích trong SEM. Bạn sẽ không lạ gì khi tìm kiếm hay nhắc về một sản phẩm A nào đó, và chỉ sau vài ngày, quảng cáo về sản phẩm đó đã xuất hiện dày đặc trong thời gian lướt mạng xã hội của bạn. Và đây là cách mà quảng cáo tìm kiếm động vẫn làm từ trước đến nay.
Ngoài việc mở rộng phạm vi tìm kiếm, khi được kết hợp với phần Đặt giá thầu thông minh của Google, bạn có thể tăng hiệu suất của Google Dynamic Ads. Tuy nhiên, đây lại là loại chiến thuật cần được theo dõi và quản lý kỹ, để bạn có thể tăng hiệu suất chiến dịch Marketing lên một mức cao hơn. Do đó, bạn nên tham khảo qua khóa học Google Ads tại EQVN, nơi cung cấp các kiến thức nền tảng về kỹ năng chạy quảng cáo Google, Youtube, cùng cơ hội thực hành trên chính hoạt động kinh doanh của học viên.
- Biết được những đặc điểm quan trọng khi triển khai Google Ads
- Vận dụng và triển khai quảng cáo Google hiệu quả
- Đo lường và đánh giá hiệu quả các số liệu sau khi thực thi Google Ads
Sau cùng, đừng bỏ lỡ Blog Digital Marketing – Website uy tín với nguồn thông tin phong phú về các công cụ phổ biến nhất hiện nay như Facebook, Google Adwords, SEO, Email, Tiktok, Zalo… Website được cập nhật hàng tuần, được hệ thống hóa một cách bài bản, phù hợp với những bạn yêu thích và đam mê về lĩnh vực Digital Marketing.
: