Google Knowledge Graph Là Gì? Cách Tạo Sơ Đồ Tri Thức Trên Google

google knowledge graph la gi cach tao so do tri thuc tren google 66604a2cc941d

Knowledge Graph – một thuật ngữ nghe có vẻ khá lạ lẫm, nhưng chắc chắn bạn đã thấy về nó ít nhất một lần ngoài đời thật, đặc biệt là trên Google. Và điều tuyệt vời hơn là, Google Knowledge Graph mang lại rất nhiều lợi thế lớn cho doanh nghiệp, cá nhân sở hữu yếu tố này. Hãy cùng EQVN tìm hiểu ngay khái niệm và cách triển khai Google Knowledge Graph qua bài viết dưới đây nhé!

 

 

1. Google Knowledge Graph là gì?

Google Knowledge Graph còn được biết đến với tên gọi khác là sơ đồ tri thức, là một bảng thông tin được trình bày tại một khu vực riêng trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm, bao gồm những dữ liệu của các thực thể (Entity) được liên kết với nhau như khái niệm, đối tượng, sự kiện,… dùng để cung cấp thông tin chính xác nhất dành cho từ khóa được truy vấn. Nói một cách dễ hiểu hơn, Google Knowledge Graph là bảng hiển thị toàn bộ thông tin về từ khóa được truy vấn, giúp người xem có thể nhanh chóng xem qua mà không cần nhấn vào bất kỳ trang web nào để tìm hiểu.

eqvn google knowledge graph

Sơ đồ tri thức tổng hợp dữ liệu thông qua liên kết và siêu dữ liệu, giúp hiển thị kết quả từ nhiều nguồn khác nhau và sẽ được phân phối một cách dễ nhìn bằng đồ họa bảng kiến thức. Vì vậy Google Knowledge Graph đặc biệt hữu ích cho các thương hiệu nhờ sự tuyệt vời cho khả năng hiển thị và củng cố thẩm quyền thương hiệu.

2. Google Knowledge Graph hoạt động như thế nào?

2.1. Yếu tố tạo nên sơ đồ tri thức

Vào năm 2012, Google đã thêm một bản mở rộng kết quả tìm kiếm với ý tưởng về Sơ đồ tri thức. Trong sơ đồ này, người, địa điểm hoặc hoàn cảnh của các sự kiện khác nhau, hình ảnh, hoặc gọi chung là các yếu tố Entity, sẽ hiển thị chung với nhau nếu có liên quan đến cụm từ được tìm kiếm hoặc theo Google nhận định là “mô tả khác nhau nhưng giống nhau về nghĩa”. Và đó là sự ra đời của Google Knowledge Graph.

Thông tin được sử dụng bởi Sơ đồ tri thức được thu thập chủ yếu từ Wikidata. Knowledge Graph được hiển thị ở bên phải bên cạnh kết quả tìm kiếm không phải trả tiền. Các thông tin được hiển thị trong bảng thường bao gồm:

  • Dữ liệu về công ty, người, địa điểm hoặc sự kiện
  • (Các) hình ảnh có liên kết đến Google Image Search
  • Trích xuất văn bản cũng như một liên kết đến nguồn
  • Dữ liệu liên quan đến những chi tiết về truy vấn tìm kiếm
  • Thông tin về các tìm kiếm tương tự, những người khác cũng đã tìm kiếm

2.2. Google Knowledge Graph sử dụng những nguồn nào?

Google sử dụng dữ liệu có thể truy cập công khai hoặc dữ liệu từ kho lưu trữ của riêng mình để hiển thị Sơ đồ tri thức. Các nguồn hiện tại, cùng với Wikidata, cũng bao gồm USDA (US Department of Agriculture).

Google Knowledge Graph cũng sử dụng nội dung từ các website có điểm chất lượng tốt, có dữ liệu cấu trúc (structured data) cho các truy vấn tìm kiếm nhất định. Chỉ bằng cách này, thông tin mới có thể được đọc và hiển thị bởi Google.

3. Phân loại sơ đồ tri thức

3.1. Doanh nghiệp

Google Knowledge Graph là một công cụ thật sự hữu ích cho doanh nghiệp. Sơ đồ tri thức giúp nâng cao độ nhận diện cho doanh nghiệp, từ việc hiển thị tên, linh vật, logo cho đến những thông tin tổng quan như mô tả, lĩnh vực kinh doanh, phương thức liên hệ, những sự kiện đáng chú ý và rất nhiều những kiến thức khác.

Không chỉ cung cấp thông tin liên quan những truy vấn, Google Knowledge Graph còn có thể dẫn link liên kết trực tiếp đến những trang web và kênh truyền thông của doanh nghiệp. Tùy vào loại hình doanh nghiệp, người tìm kiếm có thể duyệt sản phẩm trực tiếp thông qua Google Knowledge Graph hoặc truy cập vào website công ty.

apple google knowledge graph

3.2. Tổ chức phi lợi nhuận

Tương tự với Sơ đồ tri thức cho doanh nghiệp, sơ đồ tri thức cho Tổ chức phi lợi nhuận cũng hiển thị những thông tin nổi bật về tổ chức đó và các tổ chức có liên quan. 

Hiện tại, Google Knowledge Graph đang tạo cơ hội cho các tổ chức gia tăng mức độ hiển thị, cũng như bao gồm những thông tin, đóng góp của tổ chức, những kênh truyền thông và mạng xã hội của tổ chức

unicef google knowledge graph

3.3. Những người có tầm ảnh hưởng

Khi tìm kiếm tên của những người nổi tiếng, những người có tầm ảnh hướng lớn, Google Knowledge Graph sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến họ. Ví dụ, khi bạn truy vấn tên của 1 ca sĩ, sơ đồ tri thức sẽ hiển thị tên thật của họ (nếu họ có sử dụng biệt danh), ngày tháng năm sinh, những thành tựu họ đạt được, những album, tác phẩm họ đã trình bày và vô số những thông tin liên quan khác.

nguyễn nhật ánh google knowledge graph

3.4. Doanh nghiệp địa phương

Các doanh nghiệp địa phương sẽ được nhiều lợi ích nhất từ Google Knowledge Graph. Nếu có thể tìm thấy thông tin, Google sẽ tổng hợp tất cả các yếu tố nổi bật nhất, bao gồm:

  • Đánh giá phê bình.
  • Website, mạng xã hội
  • Thời gian làm việc
  • Thông tin liên hệ (địa chỉ, số điện thoại,…)
  • Sản phẩm/dịch vụ kinh doanh
  • Tùy chọn đặt phòng (nếu có)
  • Và hơn thế nữa.

Với sơ đồ tri thức, người tìm kiếm sẽ thấy các thông tin chính xác liên quan nhất đến doanh nghiệp mà không cần quá nhiều nỗ lực. Vì vậy đừng bỏ qua Knowledge Graph dành cho doanh nghiệp của bạn.

Tuy nhiên, để sử dụng Sơ đồ tri thức, hãy đảm bảo doanh nghiệp của bạn đã được tích hợp với Google+. 

eqvn google knowledge graph

3.5. Phương tiện (Phim, Chương trình TV, Sách, Âm nhạc,..)

Nếu bạn muốn xem một bộ phim hoặc một tác phẩm nào đó, có lẽ bạn đã từng tìm kiếm trên Google và xem qua Sơ đồ tri thức để biết được xếp hạng, nội dung, thông tin diễn viên,… Hơn thế nữa, bạn còn có thể biết được địa điểm đặt vé xem phim hoặc địa điểm có phát hành và phân phối tác phẩm đó.

Google Knowledge Graph là một cách tuyệt vời để giúp người xem tăng mức độ nhận thức về tác phẩm cũng như là cầu nối giúp tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.

3.6. Thông tin dinh dưỡng

Sơ đồ tri thức còn có một tính năng đặc biệt, đó là cung cấp các thông tin dinh dưỡng về loại thực phẩm, lượng calo hàng ngày,… Bên cạnh đó, những liên kết đến công thức nấu ăn cũng được đề cập, nếu người xem đang có nhu cầu tạo kế hoạch cho bữa ăn hoặc tìm kiếm công thức, các thông tin này sẽ cực kỳ thu hút ý định tìm kiếm của người dùng.

3.7. Các sản phẩm

Nếu doanh nghiệp bạn kinh doanh các sản phẩm cố định, đặc biệt là những sản phẩm độc quyền, tạo nên làn sóng, thì việc xây dựng sơ đồ tri thức cho sản phẩm là việc vô cùng cần thiết. Điều này giúp tăng nhận thức về thương hiệu và tỉ lệ nhấp.

Tuy nhiên, không giống như Google Knowledge Graph của công ty, sơ đồ về sản phẩm không nhất thiết phải có vị trí chính trên trang kết quả tìm kiếm. Vì vậy bạn hãy tìm hiểu trước cách để tối ưu khả năng hiển thị.

4. Những đặc điểm nổi bật của Google Knowledge Graph

Sơ đồ tri thức có đầy đủ đặc điểm của mô hình quản lý dữ liệu:

  • Cơ sở dữ liệu: Dữ liệu được khám phá thông qua các truy vấn có cấu trúc.
  • Cơ sở tri thức: Knowledge Graph sử dụng để diễn giải dữ liệu và suy ra sự kiện mới.

Các điểm nổi bật của Google Knowledge Graph:

  • Tính nhanh chóng: Các tiêu chuẩn trong mạng ngữ nghĩa cho phép hiển thị các loại dữ liệu và nội dung khác nhau.
  • Hiệu suất: Các thông số kỹ thuật đã chứng minh mang lại hiệu suất cao, quản lý hiệu quả hàng tỉ dữ liệu và thuộc tính của biểu đồ.
  • Khả năng tương tác: Việc sử dụng các thông số trên toàn cầu, tuần tự hóa dữ liệu, quản lý, truy cập và liên kết đều thuận lợi cho việc tích hợp và xuất bản dữ liệu.
  • Tiêu chuẩn hóa: Các điểm mạnh đều được tiêu chuẩn hóa, đảm bảo các đối tượng đều thỏa mãn, từ chuyên gia quản lý dữ liệu doanh nghiệp, nhà phân tích, nhóm vận hành hệ thống,…

5. Google Knowledge Graph ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

5.1. Giúp Google hiểu rõ về ý định người dùng

Liên kết được dùng để đánh giá chất lượng của một trang, nhưng không đánh giá được mức độ liên quan tới truy vấn tìm kiếm. Google có thể cho ra kết quả từ các trang mà thuật toán Google đánh giá rằng những trang này là những trang chất lượng nhất dựa trên từ khóa mà người dùng truy vấn.

Tuy nhiên người dùng có nhiều cách tìm kiếm khác nhau, đồng nghĩa từ khóa được sử dụng để truy vấn cũng khác nhau, họ mô tả mọi thứ theo nhiều cách. Đó là lý do vì sao Google Knowledge Graph xuất hiện, giúp đối sánh từ khóa và trả về kết quả phù hợp nhất.

5.2. Giúp Google hiểu hơn về Voice Search

Việc truy vấn bằng giọng nói sẽ được thể hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên, điều này giúp Google tìm kiếm các kết quả liên quan nhất. Google Knowledge Graph sẽ trợ giúp việc này như thế nào? Bạn chỉ cần tìm kiếm kết quả bằng giọng nói và gõ chữ rồi so sánh là sẽ thấy sự khác biệt.

5.3. Giúp thương hiệu uy tín hơn

Nếu thương hiệu của bạn xuất hiện trên Google Knowledge Graph, bạn có thể có được sự tin tưởng từ những người tìm kiếm, đồng thời cũng là cách tuyệt vời để tăng mức độ nhận diện về thương hiệu cho doanh nghiệp.

Đối với những truy vấn không có thương hiệu, khả năng doanh nghiệp vẫn được hiện trên Google Knowledge Graph là khá cao.

5.4. Giảm khả năng truy cập trang web

Khi Google Knowledge Graph làm tốt nhiệm vụ, đưa ra các kết quả hữu ích, đồng nghĩa các trang web hiển thị trên bảng kết quả sẽ ít được click vào hơn. Đây sẽ là vấn đề của SEO-er, khi người dùng không nhấp vào kết quả tìm kiếm, nghĩa là Organic Traffic sẽ giảm ngay cả khi trang web ở thứ hạng cao. Vì vậy bạn cần tính toán chiến lược kinh doanh của công ty, đó là đẩy mạnh nhận diện thương hiệu hoặc đẩy mạnh hiệu quả SEO. Tuy nhiên, Google Knowledge Graph sẽ giúp website của bạn được tăng khả năng hiển thị trên bảng kết quả tìm kiếm.

6. Cách tạo Google Knowledge cho website

6.1. Link Building

Link building là một chiến lược SEO rất quan trọng trong việc xây dựng liên kết và tăng độ uy tín của trang web. Để xây dựng Knowledge Graph, việc đi link Social Entity và Blog 2.0 là cực kỳ quan trọng.

Việc thực hiện link building đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cẩn trọng, nhưng nếu được thực hiện đúng cách, nó có thể giúp tăng thứ hạng website của bạn trên các bộ phận tìm kiếm và đưa đến nhiều lợi ích trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Để thực hiện link building hiệu quả, đầu tiên bạn cần phải tìm kiếm các trang web có liên quan đến lĩnh vực của mình, có độ uy tín cao và có nội dung chất lượng. Sau đó, bạn có thể liên hệ với các chủ sở hữu trang web đó và đề xuất hợp tác link building.

Các phương pháp link building có thể sử dụng bao gồm:

  • Xây dựng các nội dung SEO chất lượng và hấp dẫn trên trang web của bạn, đưa ra những thông tin hữu ích và thú vị cho người đọc. Điều này giúp tăng cơ hội được các trang web khác đưa link về trang web của bạn.
  • Tìm kiếm các trang web có chủ đề tương tự và đề xuất hợp tác link building. Bạn có thể đề nghị trao đổi link hoặc đưa ra các nội dung hữu ích để đưa link về trang web của bạn.
  • Sử dụng các công cụ tìm kiếm và các trang web chia sẻ tin tức để đăng tải bài viết và đưa link về trang web của bạn.
  • Tham gia các diễn đàn, nhóm trên mạng xã hội hoặc các trang web chuyên về chủ đề liên quan đến trang web của bạn để đưa link về trang web của bạn.

Tuy nhiên, khi thực hiện link building, bạn cần phải chú ý đến chất lượng của các liên kết đó. Việc đi link tới các trang web có nội dung không liên quan hoặc không đáng tin cậy có thể làm giảm độ uy tín của trang web của bạn. Do đó, cần phải lựa chọn kỹ càng và chỉ tập trung vào các liên kết chất lượng, đáng tin cậy và có liên quan đến nội dung trang web của bạn.

6.2. Social Profiles

Một nguồn để xây dựng Entity không thể bỏ qua là Social Profiles. Quá trình tạo Profiles trên nền tảng đòi hỏi phải cung cấp các thông tin như Gmail hoặc SĐT. Quá trình này cũng giúp gia tăng tín hiệu mạng xã hội và hỗ trợ việc xây dựng sơ đồ tri thức cho doanh nghiệp. Một số trang mạng xã hội có thể kể đến như:

  • Facebook (Tạo Fanpage)
  • Instagram
  • LinkedIn
  • Twitter
  • Youtube
  • TikTok

Lưu ý, quá trình tạo Social Profiles, chỉ nên tạo khi mà mình có thời gian thể nuôi dưỡng và chăm sóc. Cụ thể, các hoạt động không thể thiếu khi làm Social Entity là thường xuyên đăng bài, tối ưu, đăng hình, video.

6.3. Tạo chứng chỉ trên các Business Directory

Quá trình tạo Business Profile của doanh nghiệp và cá nhân trên các nền tảng Website Directory sẽ cung cấp những thông tin như SĐT, Email, Website, Facebook Fanpage, LinkedIn. Thông qua thông tin khai báo, Google sẽ có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về thực tể này. Hoạt động tạo các tài khoản trên Business Directory góp phần xây dựng tín hiệu về thực thể của cá nhân và doanh nghiệp đó trên môi trường Internet và góp phần nâng cao được độ nổi bật

6.4. Tạo Google My Business (GMB)

Google My Business có thể giúp doanh nghiệp của bạn được hiển thị thương hiệu và quyền hạn trong cả Google Maps và tìm kiếm.

Việc tạo Google My Business sẽ không đảm bảo hoàn toàn việc doanh nghiệp sẽ được đưa vào Google Knowledge Graph hay không. Tuy nhiên, việc thiết lập dữ liệu có cấu trúc cho Google My Business sẽ làm gia tăng cơ hội được đưa vào Google Knowledge Graph. Quá trình thiết lập Google My Business, cần lưu ý quá trình nhập thông tin phải đảm bảo chính xác các thông tin như: tên, địa chỉ, số điện thoại,… như trên trang web và phương tiện truyền thông xã hội của bạn để đảm bảo cho Google xác nhận thực thể chuẩn xác

6.5. Guest Posting

Hoạt động tiếp theo không thể bỏ qua khi hỗ trợ cho việc xây Google Knowledge Graph là đặt guest posting. Lưu ý, quá trình đặt guest posting phải tiến hành đều đặn. Có thể đặt Guest Post 1-3 lần/1 tuần (tùy theo chi phí). Quá trình đặt Guest Post, phải lựa chọn các site có chủ để liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Ngoài ra, khi lựa chọn site phải quan tâm đến độ uy tín của site mà mình đặt. Bên cạnh đó, ngoài việc đặt guest post cho các bài viết về từ khóa chính như “Knowledge Graph”, có thể lựa chọn chủ đề gần hoặc có liên quan như Knowledge Panel

6.6. Sử dụng Schema Markup

Thông qua việc sử dụng Schema Markup, Google sẽ nhận ra và hiểu nội dung, dữ liệu hơn vì Google sẽ nhận những dữ liệu này dựa trên yếu tố được xác định gọi là thực thể (Entity) 

Thông thường để có thể tiếp nhận và hiểu thông tin từ môi trường Internet, Google sẽ dựa trên dữ liệu thu thập được từ hàng tỷ Website. Để có thể nhận ra và xác định được nội dung hơn Google sẽ phải xác định được thực thể (Entity) cung cấp thông tin. Để giúp cho Google dễ dàng nhận diện chính xác thực thể chúng ta có thể sử dụng tính năng gọi là Schema Markup. Nhờ có Schema Markup, luồng thông tin tiếp nhận từ thực thể sẽ trở nên dễ dàng hơn và thuận tiện hơn để Google thêm vào Knowledge Graph. Thông thường, sẽ có 2 loại Schema phổ biến để giúp thực thi hóa việc này là Person (cá nhân) và Organization (tổ chức)

Để tạo Schema, mình hay dùng tool Schema Markup Generator.

Bước 1: Chọn Schema Person

cách tạo google knowledge graph bằng schema person

Bước 2: Điền thông tin

cách tạo google knowledge graph bằng schema person

Bước 3: Chèn code JSON-LD vào mục Custom Schema

cách tạo google knowledge graph bằng schema

Cách làm vẫn tương tự như Person Schema.

Bước 1: Chọn Schema Organization

cách tạo google knowledge graph bằng schema organization

Bước 2: Điền thông tin

cách tạo google knowledge graph bằng schema organization

Bước 3: Chèn code JSON-LD vào mục Custom Schema

cách tạo google knowledge graph bằng schema

6.7. Tạo tài khoản Wikipedia

Có một trang Wikipedia về bản thân hoặc công ty của bạn là một trong những cách giúp cải thiện giá trị thương hiệu của bạn. Và bạn thậm chí không cần phải truy cập Wikipedia để thấy điều đó.

Tuy nhiên, để tạo được một trang Wikipedia là không dễ dàng. Trong bài viết hướng dẫn này, bạn sẽ học cách tạo một trang Wikipedia từ đầu đến cuối, và làm thế nào để có cơ hội tốt nhất để trang Wikipedia đó được chấp thuận lâu dài. Để chuẩn bị cho quá trình tạo trang Wikipedia cần chuẩn bị một số các đầu việc như sau

  • Kiểm tra độ nổi bật của bạn
  • Tìm nguồn để thiết lập độ nổi bật
  • Tạo một trang người dùng
  • Xây dựng danh tiếng của bạn
  • Tạo một phác thảo
  • Phác thảo trang của bạn
  • Định dạng, trích dẫn và phân loại
  • Chuẩn bị gửi để xem xét
  • Điều chỉnh và hợp tác
  • Theo dõi mục nhập của bạn

 

7. Lời kết

Google Knowledge Graph mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là về mặt nhận thức thương hiệu. Đây là tính năng mà chắc chắn bạn không thể bỏ qua trong quá trình nâng cao độ nhân diện thương hiệu của mình đến với những khách hàng tiềm năng.

Để có thể xây dựng website, nâng cao và tối ưu thứ hạng trang web, phục vụ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trên nền tảng Google, bạn có thể tham khảo thêm về khóa học SEO tại EQVN

  • Nắm bắt nhanh chóng cách thăng hạng từ khóa cũng như website
  • Triển khai SEO Onpage và SEO Offpage
  • Thực hành đọc báo cáo và lập kế hoạch SEO

Tuy nhiên, SEO thôi là chưa đủ để có thể cạnh tranh với đối thủ của mình. Bạn biết đấy, việc kinh doanh chỉ tập trung vào một kênh truyền thông thì chứa đầy rủi ro và cản trở khả năng tiếp cận khách hàng của bạn.

Vì vậy, đa kênh sẽ là cách tốt nhất để tăng trưởng thị phần của bạn, cũng như nâng tầm ảnh hưởng của thương hiệu trước đối thủ. Một lựa chọn phù hợp cho bạn là khóa học Chuyên viên Digital Marketing. Lộ trình được biên tập với cường độ tăng dần, phù hợp với tất cả những sinh viên, người đi làm, với mong muốn tìm hiểu về lĩnh vực Digital Marketing, để phục vụ cho công việc cũng như hoạt động truyền thông của công ty.

Ngoài ra, bạn đừng bỏ lỡ website uy tín Blog Kiến thức Digital Marketing. Đây là nơi cung cấp các thông tin chuyên sâu về tiếp thị đa nền tảng, xoay quanh các công cụ tiếp thị kỹ thuật số nổi bậc nhất hiện nay như SEO, Google Ads, Facebook Marketing, Email Marketing, Zalo Ads, TikTok Marketing. Nguồn thông tin bổ ích được cập nhật hàng tuần sẽ cực kỳ thích hợp nếu bạn có đam mê và mong muốn tìm hiểu về Digital Marketing.

 

Có thể bạn muốn xem thêm:

 

:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *