Keyword Difficulty Là Gì? Tổng Hợp Các Cách Kiểm Tra Độ Khó Từ Khóa

keyword difficulty la gi tong hop cac cach kiem tra do kho tu khoa 666047436865d

“Nghiên cứu” là cụm từ thường thấy nhất khi bạn tiến hành các hoạt động SEO, như nghiên cứu từ khóa, ý tưởng, chất lượng backlink… Tuy nhiên, trong số các từ khóa đã được liệt kê, đâu sẽ là từ khóa tốt nhất mà bạn cần đầu tư? Câu trả lời nằm ở Keyword Difficulty, một yếu tố cần được xem xét để người làm SEO đưa ra quyết định một cách thông minh hơn. Cụ thể hơn, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về cách kiểm tra độ khó từ khóa, cũng như tầm quan trọng của thuật ngữ này trong SEO. Hãy cùng EQVN khám phá ngay nhé!

 

 

1. Keyword Difficulty là gì?

Keyword Difficulty đề cập đến quá trình đánh giá mức độ cạnh tranh (hay nói cách khác là độ khó) về một cụm từ cụ thể, để nó được xếp hạng trong kết quả tìm kiếm mà không cần trả tiền. Mặc dù mức điểm của từ khó sẽ tùy vào công cụ đo lường của bạn, nhưng nhìn chung, mức điểm càng cao thì từ khóa sẽ càng khó để được xếp hạng.

Nên trong quá trình nghiên cứu từ khóa, việc kiểm tra độ khó từ khóa là một hoạt động cần được người làm SEO xem xét, đánh giá thường xuyên. Cụ thể hơn, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc kiểm tra độ khó từ khóa có thể gồm số lượng hay chất lượng của backlink, thẩm quyền trang (PA, DA trong SEO), chất lượng nội dung,…

keyword difficulty là gì

2. Tầm quan trọng của Keyword Difficulty trong SEO

Việc theo dõi độ khó từ khóa sẽ tạo ra lợi thế cực lớn, hỗ trợ người làm SEO tập trung tìm thấy từ khóa tốt nhất. Cho nên, dù có mức độ cạnh tranh vô cùng lớn giữa các từ khóa, người làm SEO thông minh vẫn sẽ tiết kiệm kha khá thời gian và tăng hiệu suất cho công việc của mình.

Cụ thể, việc kiểm tra độ khó từ khóa giúp bạn biết nên tập trung nhắm mục tiêu vào những từ khóa nào, các website nào nên được sử dụng, cũng như làm số liệu minh chứng cho các bên liên quan. Hơn thế nữa, Keyword Difficulty còn giúp người làm SEO nhanh chóng thu hẹp lượng lớn dữ liệu, tìm thấy các cơ hội, nhất là đối với các danh sách từ khóa đuôi dài hay nhu cầu cần đánh giá nhanh những từ khóa.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Keyword Difficulty

3.1. Website Domain Authority

Những người làm SEO đều xem DA như một yếu tố chỉ danh tiếng, độ uy tín của website, có ảnh hưởng lớn đến thứ hạng website hiển thị trên SERPs. DA càng cao thì website càng được đánh giá cao về nội dung cũng như độ uy tín. Do đó, nếu tập trung cải thiện DA, theo thời gian, các từ khóa có độ khó cao của bạn sẽ đạt được vị trí như mong đợi.

3.2. Ý định tìm kiếm của người dùng

Tại sao yếu tố ý định tìm kiếm của người dùng lại tác động đến Keyword Difficulty? Câu trả lời nằm ở từ Difficulty, dùng để chỉ mức độ cạnh tranh (hay còn gọi là độ khó từ khoá). Trong kinh doanh, bạn không thể lãng phí quá nhiều tài nguyên, chỉ với mục đích cạnh tranh nhằm tìm được khách hàng. Thay vào đó, bạn cần đầu tư một cách sáng suốt, nhằm tìm chính xác từ khóa nào sẽ thực sự mang lại khách hàng tiềm năng.

Mặt khác, bạn cũng có thể khai thác những từ khóa tiềm năng với mục đích thúc đẩy người dùng hành động. Nhưng trước đó, bạn sẽ cần đánh giá rõ ràng năng lực của doanh nghiệp, vì hướng đi này cần bạn sử dụng nhiều kênh tiếp thị tác động vào.

3.3. Chất lượng Nội dung

Nhắc đến chuẩn SEO, chúng ta không thể bỏ qua một yếu tố “bất di bất dịch” – Giá trị của nội dung. Các bài viết với nội dung chất lượng, trả lời chính xác nhu cầu của người dùng luôn xếp vị trí rất cao trên SERPs.

Do đó, khi kiểm tra độ khó từ khóa, bạn cũng cần quan tâm đến chất lượng của nội dung. Kể cả dưới bất kỳ định dạng nào, từ video, hình ảnh, đến các liên kết uy tín mà bạn trỏ đến,… nội dung trên website của bạn cũng phải liên quan đến đối tượng người dùng mục tiêu phù hợp với chân dung khách hàng của doanh nghiệp và đề cập vào đúng chủ đề như vậy.

keyword difficulty là gì

3.4. Sức mạnh của các đối thủ cạnh tranh

Sẽ là một quyết định dũng cảm nếu Nokia muốn cạnh tranh với Iphone về cụm từ khoá “điện thoại bảo mật tốt nhất”. Tương tự như vậy, sẽ thật thiếu khôn ngoan nếu bạn sử dụng các từ khóa có độ khó cao, khi đối thủ cạnh tranh của bạn vẫn đang rất mạnh. Để cải thiện điều này, bạn có thể tạo ra một cuộc nghiên cứu tổng quát, nhằm đánh giá năng lực hiện có của doanh nghiệp và Keyword Difficulty.

3.5. Số lượng kết quả tìm kiếm

Lượng kết quả tìm kiếm giúp người làm SEO xác định quy mô ảnh hưởng của một từ khóa bất kỳ. Số lượt tìm kiếm này có thể tăng hoặc giảm, tùy vào mức độ thường thấy hay hiếm có của nội dung bài viết, mức độ chi tiết của từ khóa đó.

Về cơ bản, số lượt tìm kiếm không đại diện cho số người đã tìm kiếm, vì trong nhiều trường hợp, một người có thể tìm kiếm từ khóa nhiều hơn một lần. Tuy nhiên, lượt tìm kiếm nhiều vẫn thể hiện mức độ cạnh tranh cao, nên đây vẫn là một yếu tố đáng được xem xét khi nghiên cứu Keyword Difficulty.

3.6. Tần suất tìm kiếm

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc kiểm tra độ khó từ khoá là tần suất tìm kiếm. Một từ khoá có tần suất tìm kiếm cao, đồng nghĩa với việc có rất nhiều người đang quan tâm về từ khoá đó.

Nên nếu đầu tư triển khai từ khóa này, bạn sẽ buộc phải cạnh tranh với rất nhiều các website cũng mong muốn xếp hạng cho từ khóa đó. Do vậy, cách tốt hơn là bạn nên tập trung vào các từ khoá có tần suất tìm kiếm thấp hơn, với nhiều cơ hội xếp hạng cao hơn.

3.7. Chất lượng backlink và referring domains

Số lượng, chất lượng của các liên kết ngược và số lượng tên miền uy tín, có liên quan đến lĩnh vực website của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc xác định độ khó của từ khóa. Các trang có các liên kết ngược đa dạng, chất lượng cao sẽ được xếp hạng tốt và do đó các từ khóa mà các trang này nhắm mục tiêu sẽ là thách thức để cạnh tranh.

keyword difficulty backlink

4. Đánh giá và cách tính Keyword Difficulty như thế nào?

4.1. Sử dụng công cụ đo lường Keyword Difficulty 

4.1.1. Ahrefs

Bạn có biết rằng, Ahrefs hiện đang sở hữu cơ sở dữ liệu cực khủng với 11,6 tỷ từ khoá, ở 229 quốc gia trên toàn thế giới. Do đó, đây xứng đáng là công cụ SEO kiểm tra độ khó từ khoá uy tín nhất hiện nay.

Để đo lường Keyword Difficulty, công cụ sẽ chia ra 4 cấp độ, bao gồm:

  • 0-10: Dễ
  • 11-30: Trung bình
  • 31-70: Khó
  • 71-100: Rất khó

keyword difficulty ahrefs

4.1.2. SemRush

Do tuân theo quy trình mở rộng, SemRush được đánh giá là công cụ hỗ trợ nghiên cứu bộ từ khóa đứng đầu trong các công cụ đo lường hiện nay.

Để kiểm tra độ khó từ khóa hiệu quả, SemRush sẽ chia ra 6 cấp độ khó gồm:

  • 0-14: Rất dễ dàng
  • 15-29: Dễ dàng
  • 30-49: Có thể
  • 50-69: Khó, yêu cầu về chất lượng backlinks và nội dung có cấu trúc tốt.
  • 70-84: Khó, yêu cầu cao về số lượng backlinks và nội dung độc đáo.
  • 85-100: Rất khó

4.1.3. Moz

Trong hoạt động SEO, Moz được xem như là công cụ đồng hành không thể thiếu. Lý do là vì, Moz là một công cụ tích hợp tất cả những điều mà một người làm SEO cần có.

Riêng đối với hoạt động kiểm tra Keyword Difficulty, Moz sẽ đánh giá thông qua điểm của page authority và domain authority đối với trang được xếp hạng đầu tiên cho một truy vấn tìm kiếm. Nếu muốn tập trung vào những yếu tố quan trọng hơn, bạn cũng có thể tuỳ ý sắp xếp lại các danh sách từ khoá này.

keyword difficulty moz

4.2. Cách tính độ khó từ khóa

Cách tính chỉ số KEI

KEI là viết tắt của Keyword Efficiency Index, công cụ dùng để đưa ra chỉ số nhằm đánh giá tính hiệu quả của từ khóa. Để tính chỉ số KEI, bạn sẽ cần trải qua 3 bước sau:

Bước 1: Sử dụng Keyword Planner của Google để kiểm tra lượng tìm kiếm từ khóa hàng tháng.

Bước 2: Nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm, đọc lượng kết quả dưới thanh tìm kiếm. Đây chính là lượng website cạnh tranh trực tiếp với bạn (có chứa từ khóa mà bạn dự tính chọn)

Bước 3: Tính chỉ số KEI.

KEI = (Lượng tìm kiếm từ khóa hàng tháng)^2/ Lượng website cạnh tranh có chứa từ khoá.

Chỉ số KEI có thể được sử dụng cho nhiều từ khóa khác nhau. Chỉ số càng lớn đồng nghĩa với từ khoá có mức độ cạnh tranh cao. Sau khi tính toán, bạn chỉ việc so sánh các chỉ số với nhau, và chọn ra từ khoá phù hợp với chiến lược SEO của mình.

5. Kết luận

Với nguồn tài nguyên hạn chế, bạn chắc chắn sẽ phải nghiên cứu và chọn lọc từ khóa SEO một cách thông minh. Do đó, nếu bạn muốn hoạt động SEO hiệu quả nhất, đừng bỏ qua yếu tố Keyword Difficulty. Việc kiểm tra độ khó từ khóa này có ảnh hưởng rất lớn tới lượng người dùng truy cập, cũng như mở rộng nguồn khách hàng tiềm năng.

EQVN hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm cho mình những kinh nghiệm mới cho việc triển khai SEO nói chung và Digital Marketing nói riêng.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm Khóa học SEO tại EQVN. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức về SEO nói chung và các kỹ thuật SEO Onpage nói riêng, thúc đẩy nâng cao nhận thức của khách hàng cũng như tối ưu hóa SEO, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tham khảo khóa học

Đến với khóa học SEO tại EQVN, học viên nhận được những lợi ích gì?

  • Cập nhật những kiến thức mới nhất về SEO
  • Nắm vững cách thức nghiên cứu và phân loại từ khóa
  • Xây dựng nội dung bài viết chuẩn SEO
  • Biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ hoạt động SEO
  • Xây dựng chiến lược SEO tổng thể và lập kế hoạch SEO
  • Triển khai SEO Onpage và SEO Offpage một cách hiệu quả

Tham khảo thông tin chi tiết tại Khóa học SEO – Tối ưu công cụ tìm kiếm Google

Bên cạnh đó, để có thể phát huy mạnh mẽ lợi thế của việc kết hợp và truyền thông đa kênh, Khóa học Chuyên viên Digital Marketing sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn.

Tìm hiểu tổng quan về SEO – Tối ưu công cụ tìm kiếm Google

Để cập nhật các kiến thức mới về SEO, bạn đọc có thể tham khảo tại Chuyên mục bài viết về SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Theo dõi các bài viết trên website EQVN

Để cập nhật thêm thông tin, kiến thức bổ ích khác về triển khai Digital Marketing

 

:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *