Facebook là một ông lớn trong ngành tiếp thị truyền thông xã hội với số lượng người dùng trên toàn thế giới đạt mức 3,3 tỷ người, chiếm 43% dân số thế giới. Tuy nhiên, những năm gần đây, một nền tảng tuy mới nhưng đã vươn mình thành gã khổng lồ cạnh tranh với Facebook chính là TikTok. Trong 6 năm qua, TikTok đã chứng minh cho các doanh nghiệp thấy sự phát triển tiềm năng trong khả năng quảng cáo và tiếp cận người dùng của mình. Vậy, giữa Facebook Ads và TikTok ads khác nhau như thế nào và có những ưu nhược điểm gì? Hãy cùng EQVN tìm hiểu và so sánh TikTok và Facebook để đưa ra những chiến dịch truyền thông phù hợp với doanh nghiệp của bạn nhé!
1. Tổng quan về TikTok Ads
1.1. TikTok Ads là gì?
TikTok hiện được xem là nền tảng video phổ biến trên toàn cầu, với lượng người dùng trải rộng từ 12 – 45 tuổi, là một thị trường cực kỳ tiềm năng cho mọi loại hình và quy mô doanh nghiệp. Hiện nay, TikTok cũng được trang bị và hỗ trợ đa dạng tính năng và hình thức quảng cáo cùng công cụ theo dõi hiệu suất chi tiết, mang đến cho nhà quảng cáo sự tiện dụng cần thiết khi sử dụng TikTok Ads như một kênh truyền thông cho thương hiệu.
Với quảng cáo TikTok, bạn có thể đạt những mục tiêu trực diện như tăng doanh số bán hàng, hoặc tăng nhận diện thương hiệu (brand awareness), tăng kết nối thương hiệu (brand love) và rất nhiều các mục tiêu khác.
1.2. Thống kê trên TikTok về nhân khẩu học người dùng
Giới tính người dùng trên TikTok được khảo sát: 60% là nữ, 40% là nam.
- Gần 50% người dùng toàn cầu trên TikTok là những người dưới 34 tuổi.
- 26% tổng số người dùng TikTok nằm trong độ tuổi từ 18 đến 24.
- TikTok có phạm vi tiếp cận rộng lớn trên toàn thế giới: 466 triệu người dùng đến từ Ấn Độ; 173 triệu người dùng từ Trung Quốc; 123 triệu người dùng từ Mỹ và ở các quốc gia khác
- Người dùng TikTok trung bình dành 52 phút mỗi ngày sử dụng ứng dụng.
1.3. Các dạng quảng cáo TikTok
Trên nền tảng TikTok, hiện có 5 hình thức quảng cáo TikTok Ads phổ biến, đó là:
1.3.1. In-feed Ads
Là loại quảng cáo phổ biến nhất trên TikTok, xuất hiện ở mục Dành cho bạn (For you), cứ 3 video thì một In-Feed Ads sẽ xuất hiện, trong suốt thời gian lướt các bài đăng TikTok của người dùng. Thời lượng của In-Feed Ads lên đến 60 giây, có giao diện tương tự các bài đăng thông thường, có đính kèm nút CTA để thúc đẩy lưu lượng truy cập đến các trang đích.
Đây là loại quảng cáo duy nhất mà người dùng TikTok có thể tự thiết lập mà không phải liên hệ TikTok. 4 định dạng quảng cáo còn lại sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn buộc doanh nghiệp cần trao đổi và hợp tác với TikTok để có thể triển khai quảng cáo.
1.3.2. Brand Takeover Ads
Là quảng cáo đầu tiên xuất hiện khi người dùng lần đầu tiên mở ứng dụng TikTok trong ngày. Quảng cáo Brand Takeover thường bao phủ trọn màn hình, người xem không thể thả tim hay bình luận, các nhà quảng cáo có thể gửi thông điệp mà không bị người xem bỏ qua trong 3 giây đầu. Tuy nhiên, nút bỏ qua sẽ xuất hiện sau đó để người xem được quyền lựa chọn có lướt xem nội dung khác hay không.
Đây được xem là hình thức tối ưu nhất trong số các hình thức quảng cáo trên TikTok, bởi người dùng TikTok sẽ chỉ nhìn thấy một Brand Takeover của một thương hiệu mỗi ngày, tuy nhiên chi phí cho hình thức này lại không hề nhỏ.
1.3.3. Top View Ads
Sau khi quảng cáo Brand Takeover kết thúc, quảng cáo xuất hiện tiếp theo sẽ là quảng cáo Top View Ads. Về cơ bản, quảng cáo Top View cũng tương tự như quảng cáo In-feed, nhưng với quảng cáo In-feed, bạn sẽ không thể biết được thứ tự và thời gian hiển thị quảng cáo là khi nào. Với quảng cáo Top View, bạn hoàn toàn có thể biết được quảng cáo của mình sẽ hiển thị đầu tiên ngay khi người dùng mở ứng dụng TikTok, chỉ đứng sau quảng cáo Brand Takeover.
Quảng cáo Top View vẫn cho phép người dùng bỏ qua, thế nhưng việc hiển thị sớm ngay khi người dùng quyết định truy cập ứng dụng cho phép quảng cáo nhận được sự chú ý cao hơn.
1.3.4. Brand Hashtag Challenge
Đây là một trong các hình thức quảng cáo TikTok mang lại mức độ tương tác cao và khuyến khích người xem sử dụng hashtag của doanh nghiệp nhằm tạo ra một video của riêng họ nhưng vẫn mang phong cách mà doanh nghiệp mong muốn.
Hashtag Challenge bắt đầu khi một thương hiệu đăng tải video chứa hashtag của riêng họ, và được người hâm mộ ủng hộ sáng tạo theo. Thông thường, Hashtag Challenge sẽ được tìm thấy ở đầu Trang khám phá của TikTok.
1.3.5. Branded Effect Ads
Là hình thức quảng cáo kích thích người dùng sáng tạo nội dung video với việc sử dụng các nhãn dán, bộ lọc và hiệu ứng đặc biệt đến từ thương hiệu. Định dạng này thường được các thương hiệu kết hợp với các hình thức quảng cáo Branded Hash Khác.
Các nhà sáng tạo trên TikTok có thể thoải mái sử dụng các hiệu ứng, định dạng 3D và sáng tạo nên nội dung cho riêng mình, góp phần tăng tiếp cận cho chiến dịch của thương hiệu đó.
2. Tiềm năng của TikTok Ads
2.1. Khai thác đối tượng có tiềm năng mua và sức mua lớn trong tương lai – gen Z
Dựa theo nghiên cứu tại Việt Nam, Gen Y (hay còn lại là Millennials có độ tuổi từ 27 – 40 tuổi) và Gen Z (18 – 26 tuổi) hay được gọi là nhóm Zillennials. Đây là nhóm người chiếm 47% dân số cả nước (45 triệu người) và đang trở thành một trong những đối tượng chính giúp phát triển vào nền kinh tế của cả nước.
Ngoài ra, theo nghiên cứu trên thế giới, Gen Z còn ảnh hưởng đến hơn 40% tỉ lệ người tiêu dùng toàn cầu với khả năng chi tiêu lên tới 143 tỷ USD.
Hai số liệu trên có thể cho ta thấy Gen Z đang là nhóm đối tượng khách hàng lớn nhất mà các doanh nghiệp cần phải nhắm mục tiêu đến. Nếu doanh nghiệp bạn làm tốt mảng truyền thông và tiếp cận được Gen Z, với sức mua khổng lồ, nhóm khách hàng này sẽ chính là một bước tiến kỳ vọng để doanh nghiệp của bạn được phát triển.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên bỏ qua thế hệ Gen Alpha, tuy nhóm đối tượng này hiện tại vẫn chưa có khả năng tạo ra dòng tiền lớn, nhưng sức mua hàng và tiêu thụ cũng không kém cạnh Gen Z ngày nay. Thế hệ này sẽ mở đầu một thời kì đầy thử thách nhưng không kém phần hấp dẫn cho các nhà khởi nghiệp và doanh nghiệp.
2.2. Khả năng tương tác tốt
Theo thống kê 2023, người dùng dành thời gian trung bình cho việc sử dụng TikTok là 43 phút mỗi ngày và Facebook là 40 phút mỗi ngày. Con số này cho thấy, tuy TikTok chỉ mới ra đời được 6 năm nhưng con số về thời gian trung bình người dùng sử dụng ứng dụng đã ngang với Facebook, thậm chí con số ấy còn nhỉnh hơn 3 phút. Như vậy, ta có thể thấy nếu so sánh TikTok và Facebook về thời gian sử dụng ứng dụng thật sự không có sự chênh lệch nhiều. Nếu nền tảng đủ hấp dẫn để thu hút người dùng thì sẽ nhanh chóng nhận được nhiều sự tương tác và phản hồi.
Do TikTok có các tính năng như Duet, Stitch hoặc các định dạng quảng cáo có khả năng “thu hút” người dùng tương tác với video của doanh nghiệp. Với TikTok, quảng cáo luôn là 2 chiều, các phương thức quảng cáo của TikTok sẽ thúc đẩy người dùng bật camera để tương tác với video “thử thách” hay các “trò chơi” của doanh nghiệp. Phương pháp quảng cáo này sẽ giúp cho 2 bên đều cùng có lợi, người dùng được tham gia trò chơi, còn thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được nhiều người biết đến.
2.3. Chiến lược tiếp cận bằng Video Marketing
Ngày nay, con người thường sẽ có xu hướng dễ bị thu hút bởi những video sinh động, âm thanh hấp dẫn hơn. Nếu video của bạn mang lại giá trị thì việc mọi người ghi nhớ và chia sẻ mạnh mẽ là một điều thiết yếu. Từ hiệu ứng lan truyền, video của bạn trở nên “viral” và từ đó tăng khả năng ghi nhớ thương hiệu từ khách hàng.
Mặc dù tính năng chạy quảng cáo video trên Facebook đã có từ lâu, nhưng TikTok Ads chính là nơi giúp bạn phát triển khả năng Video Marketing. Với khả năng tối ưu của TikTok, khi người dùng vừa bật ứng dụng lên, thì trước mắt họ đã là một video đang phát. Nếu video đủ thu hút và đem lại giá trị cao, họ sẽ sẵn sàng dành thời gian để tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bạn. TikTok chính là công cụ giúp bạn tiếp cận tối đa nhóm khách hàng và đạt được tỷ lệ chuyển đổi mong muốn với định dạng video đầy tiềm năng và ngày càng phát triển.
2.4. TikTok có lợi thế sáng tạo so với tất cả các nền tảng
Nếu so sánh TikTok và Facebook về khía cạnh nội dung, người dùng sẽ thấy nội dung trên TikTok sáng tạo và hấp dẫn hơn so với Facebook. Sáng tạo, đầy ý tưởng và thu hút là những từ miêu tả sự khác biệt của TikTok so với các nền tảng còn lại, đó cũng có thể gọi là lý tưởng của TikTok, khi sự sáng tạo được đặt lên hàng đầu, đó không có nghĩa là những ý tưởng xa vời, mà hiện diện ngay trong cuộc sống thường ngày nhưng chẳng ai lại để ý đến.
Ngay cả slogan của TikTok là “Don’t make ads. Make TikToks”, có nghĩa “Đừng làm quảng cáo. Hãy làm TikTok” cũng đã khẳng định và thôi thúc nhà sáng tạo, người dùng không nên chỉ đi theo một lối mòn mà hãy đa dạng hóa nội dung, mang lại cho người xem những trải nghiệm mới mẻ, và lý do này đã khiến TikTok trở thành nền tảng mạng xã hội video phổ biến chỉ trong thời gian ngắn và sự hiện diện của TikTok đã lan rộng sang các nền tảng khác dưới dạng video ngắn.
2.5. Chi phí cạnh tranh
So sánh TikTok và Facebook chắc chắn không thể thiếu về mặt phân tích chi phí trên cả 2 nền tảng. Theo khảo sát hiện nay, TikTok sẽ mang lại hiệu quả về truyền thông dành cho những chiến dịch có mục tiêu nhận diện thương hiệu, lưu lượng truy cập và tương tác. Vì các nội dung trên TikTok thông thường đều phải thu hút để có thể giữ chân người xem do họ có rất nhiều sự lựa chọn, vì vậy nếu họ cảm thấy tò mò và hứng thú với thông điệp bạn truyền tải, khả năng họ tìm hiểu về kênh tài khoản của bạn là rất cao. Do đó, với các mục tiêu được kể trên, nội dung truyền tải là rất quan trọng có thể ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo. Nội dung càng hấp dẫn thì chi phí quảng cáo càng thấp song hiệu quả thì lại được đánh giá cao.
Tuy nhiên, với các mục tiêu về bán hàng, TikTok sẽ khó có thể hiệu quả bằng các nền tảng khác. Vì thuật toán TikTok đã được thiết lập cho người dùng tiếp cận với những nội dung từ nhà sáng tạo mới, do đó họ sẽ có nhiều lựa chọn và có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều nội dung mới hơn. Việc người dùng TikTok có thể thường xuyên giữ tương tác với một tài khoản nhà sáng tạo là rất khó, trong khi đó để tạo ra tỷ lệ chuyển đổi lại cần mang đến cho họ nhiều sự tin tưởng hơn, trừ khi sản phẩm của bạn rất hấp dẫn và có thể khiến khách hàng nhanh chóng “chốt đơn”.
2.6. KOL/Influencer Hub và mạng lưới nội dung dễ “viral”
TikTok là một nền tảng giúp các nhà sáng tạo nội thỏa thích thể hiện mình bằng nhiều chủ đề khác nhau. Việc sử dụng chi phí để thuê KOL/KOC/Influencer là một điều cần thiết. Những người có sức ảnh hưởng tốt trong cộng đồng của họ, các bạn ấy sẽ có những cách khiến video của mình trở nên “tự nhiên” hơn khiến bạn khó nhận ra đó là một bài quảng cáo hoặc bạn sẽ chấp nhận nghe bài quảng cáo ấy do đây là nhà sáng tạo nội dung mà bạn thích.
Khi thương hiệu của bạn liên tục xuất hiện cùng với những KOL/KOC/Influencer và nội dung video hấp dẫn, người dùng sẽ có xu hướng bị thu hút hơn bởi tính cộng hưởng. Ban đầu, có thể họ sẽ không quan tâm đến video của bạn nhưng càng xuất hiện nhiều lần họ sẽ càng để ý đến video bạn hơn, một khoảng thời gian nào đó, họ sẽ dừng lại và lắng nghe về câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp bạn
3. So sánh TikTok và Facebook
3.1. Tài khoản quảng cáo
Quảng cáo TikTok:
Có 2 loại tài khoản quảng cáo TikTok:
- Tài khoản cá nhân
- Tài khoản doanh nghiệp (được TikTok cấp quyền)
Tài khoản cá nhân được lập khá dễ dàng. Tất cả các cách thức mà bạn tự đăng ký tài khoản TikTok Ads (thông qua số điện thoại, email,…) đều là tạo tài khoản quảng cáo cá nhân, mặc cho trang web hiển thị là TikTok Business. Tuy thuận tiện và dễ thiết lập, nhưng tài khoản cá nhân dễ mắc các vấn đề về xác minh tài khoản, hoặc về khâu xét duyệt quảng cáo sẽ khó khăn hơn tài khoản doanh nghiệp do gắt gao trong việc kiểm duyệt vi phạm chính sách của TikTok. Do khó quản lý, chi phí chạy quảng cáo ở tài khoản cá nhân khó kiểm soát và chưa đạt hiệu quả bằng tài khoản quảng cáo doanh nghiệp.
Ngược lại, tuy thiết lập phức tạp hơn nhưng tài khoản doanh nghiệp lại ổn định hơn, thời gian duyệt bài nhanh hơn và tránh bị gián đoạn trong lúc đang chạy quảng cáo.
Khi gặp sự cố, tài khoản cá nhân cần tự liên hệ với TikTok qua email và được trợ giúp hoàn toàn bằng tiếng Anh. Còn với tài khoản doanh nghiệp, phía doanh nghiệp sẽ được làm việc trực tiếp với đội ngũ TikTok tại Việt Nam, vì vậy vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng.
Quảng cáo Facebook:
Tương tự TikTok, Facebook cũng có 2 loại tài khoản quảng cáo:
- Tài khoản cá nhân
- Tài khoản doanh nghiệp
Tuy nhiên, khác với TikTok, cả 2 loại tài khoản quảng cáo Facebook sẽ đều do người dùng tạo và thiết lập trên Meta Business Suite mà không có sự can thiệp từ phía Facebook. Đối với Facebook, tài khoản doanh nghiệp đương nhiên vẫn sẽ được ưu tiên hơn tài khoản cá nhân về các khâu quản lý và vận hành quảng cáo tương tự như bên TikTok.
Khi gặp phải vấn đề về tài khoản quảng cáo, cả tài khoản cá nhân và tài khoản doanh nghiệp đều phải tự liên hệ Facebook qua trang Hộp thư hỗ trợ và sẽ được phản hồi trong vòng 24h và bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy vào ngôn ngữ khi bạn gửi thư.
3.2. Vị trí quảng cáo
Quảng cáo TikTok
Quảng cáo TikTok tập trung ở 2 vị trí là trang Dành cho bạn (For you) và trang Khám phá. Video dạng ngắn từ 15-60 giây hiển thị toàn màn hình trên TikTok giúp truyền tải thông điệp hiệu quả nhất.
Quảng cáo Facebook
Quảng cáo Facebook hỗ trợ hiển thị ở rất nhiều vị trí, đa dạng lựa chọn như Bảng tin, Story, Messenger,…
Bên cạnh đó, với sự phát triển của Facebook Audience Network, quảng cáo Facebook không chỉ giúp nhà quảng cáo tiếp cận khách hàng có mặt trên nền tảng mà còn đến cộng đồng các mạng xã hội có liên kết khác như Instagram, Messenger, Whatsapp,… Chỉ cần lựa chọn đúng kích thước và định dạng, quảng cáo có thể tiếp cận rộng rãi đến khách hàng mục tiêu chỉ với vài thao tác click đơn giản.
3.3. Các định dạng quảng cáo
Quảng cáo TikTok
Mặc dù chỉ xuất hiện ở hai vị trí, nhưng nền tảng hỗ trợ nhiều định dạng quảng cáo TikTok nhằm phục vụ cho các mục tiêu chiến dịch khác nhau, bao gồm các hình thức:
- In-Feed ads
- Top View ads
- Brand Takeover ads
- Branded Hashtag ads
- Branded Effects ads
Đặc biệt, TikTok Ads cho phép thương hiệu sử dụng video người sáng tạo tạo ra trước đó để chạy quảng cáo, vì vậy, người dùng rất khó nhận ra họ đang xem quảng cáo hay video thông thường, tránh tình trạng quảng cáo bị bỏ qua, tạo cơ hội cho quảng cáo tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng.
Bên cạnh đó, thương hiệu có tài khoản quảng cáo doanh nghiệp sẽ được phép tạo riêng cho mình các bộ lọc (filters) hiệu ứng đặc sắc, độc nhất, chỉ dành riêng cho doanh nghiệp để người dùng có thể sử dụng bộ lọc đó sáng tạo ra các video ủng hộ thương hiệu. Đây là một điểm đặc biệt mà chỉ quảng cáo TikTok có được.
Quảng cáo Facebook
Facebook Ads hỗ trợ cực kỳ đa dạng các hình thức quảng cáo trên Facebook khác nhau được liệt kê như bên dưới:
- Image ads
- Video ads
- Carousel ads
- In-Stream Video ads
- Stories ads
- Collection ads
- Messenger ads
- Collection ads
Nhờ có rất nhiều lựa chọn, doanh nghiệp sẽ dễ dàng sáng tạo nội dung trong quảng cáo, từ hình ảnh, đến video, đến định dạng quay vòng, mang lại sự mới mẻ cho người xem mà không bị giới hạn chỉ định dạng video như TikTok, có thể nói các hình thức Facebook Marketing sẽ đa dạng hơn.
3.4. Chi phí quảng cáo
Chi phí quảng cáo là yếu tố không thể bỏ qua khi so sánh TikTok và Facebook. Cả hai nền tảng đều tương đồng nhau khi nói đến CPC trung bình, nhưng Facebook rẻ hơn đáng kể so với TikTok về CPM. Do đó, Facebook cho phép các thương hiệu đạt được hiệu quả hơn về mặt chi phí.
Điều bạn cần nhớ đó là chi phí chiến dịch quảng cáo sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm lĩnh vực, đối tượng mục tiêu, định dạng quảng cáo và chiến lược đặt giá thầu. Vì vậy đây chỉ mang tính tham khảo chứ không hoàn toàn đúng ở mọi trường hợp.
Nếu so sánh TikTok và Facebook về mặt chi phí quảng cáo, cả 2 nền tảng đều cho thiết lập ngân sách hàng ngày hoặc ngân sách trọn đời cho chiến dịch. Tuy nhiên, mức ngân sách tối thiểu hàng ngày mà TikTok yêu cầu là xấp xỉ 300.000 VNĐ, trong khi đó, Facebook cho phép nhà quảng cáo tự nhập số tiền mà mình chấp nhận chi trả. Vì vậy, chi phí quảng cáo Facebook sẽ tối ưu hơn hơn, nhưng xét về độ phủ của quảng cáo có thể sẽ không bằng TikTok.
3.5. Chính sách quảng cáo
Nếu so sánh TikTok và Facebook về chính sách quảng cáo, thì Chính sách quảng cáo của Facebook và Chính sách quảng cáo của TikTok có mức độ chặt chẽ tương đương nhau, xét về nội dung thì cả 2 nền tảng đều có sự tương đồng. Tuy nhiên, trường hợp quảng cáo vi phạm chính sách, tài khoản quảng cáo bị vô hiệu hóa, thì cả Facebook và TikTok đều sẽ không nói rõ chi tiết lý do hoặc thông tin vi phạm.
Để có thể giải quyết tình huống này, như đã chia sẻ ở trên, đối với Facebook, cả 2 loại tài khoản quảng cáo cá nhân và doanh nghiệp sẽ liên hệ qua trang Hộp thư hỗ trợ. Còn đối với TikTok, tài khoản quảng cáo cá nhân cần liên hệ qua email bằng tiếng anh, tài khoản doanh nghiệp sẽ được bộ phận TikTok hỗ trợ trực tiếp.
3.6. Nhắm chọn mục tiêu
Quảng cáo Facebook
Facebook rất xuất sắc trong việc nhắm chọn mục tiêu người dùng tiềm năng. Nền tảng cung cấp đa dạng lựa chọn nhắm mục tiêu bằng cách tối ưu từng chỉ số về chân dung khách hàng, ví dụ như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, sở thích, vị trí, hành vi, thiết bị,… Thuật toán Facebook luôn được cập nhật nhằm tối ưu quảng cáo Facebook về khả năng phân phối tới khách hàng phù hợp dựa theo đặc điểm nhà quảng cáo thiết lập.
Tuy nhiên, những năm gần đây Facebook đã nâng cấp bảo mật thông tin nhằm tránh tình trạng bị hack và đánh cắp thông tin, bảo vệ an toàn cho người dùng đang sử dụng ứng dụng. Điều này khiến quá trình nhắm mục tiêu và phân phối quảng cáo đến đối tượng phù hợp bị giảm đi mức độ chính xác, tuy nhiên vẫn có thể chấp nhận được.
Quảng cáo TikTok
Mặc dù Facebook có khả năng nhắm mục tiêu chính xác hơn TikTok, nhưng TikTok Ads có thể tiếp cận rộng hơn khách hàng tiềm năng. Tương tự như Facebook, TikTok vẫn có các tùy chỉnh về nhân khẩu học, hành vi, thiết bị,…, đồng thời hỗ trợ tính năng target tự động dựa trên các dữ liệu hành vi của người dùng như thời gian hoạt động (screentime), hoạt động tương tác (thả tim, chia sẻ, bình luận,…) để phân phối nội dung tới đúng khách hàng.
3.7. Báo cáo / Phân tích hiệu quả
So sánh TikTok và Facebook về mặt phân tích báo cáo, thì cả 2 nền tảng đều được trang bị tốt các công cụ phân tích hiệu quả quảng cáo. Mỗi nền tảng cung cấp bảng điều khiển phân tích được tích hợp trong Trình quản lý quảng cáo Facebook và Trình quản lý quảng cáo TikTok, cho phép các thương hiệu theo dõi hiệu suất, tạo báo cáo theo mục tùy chỉnh và theo dõi chuyển đổi của chiến dịch, trên TikTok còn gọi là TikTok Analytics.
Ngoài các phân tích cơ bản, Facebook và TikTok còn cung cấp các tùy chọn như nghiên cứu Nâng cao thương hiệu và triển khai pixel (với Facebook thì sẽ có Facebook Pixel, với TikTok sẽ là TikTok Pixel) nhằm theo dõi và sử dụng dữ liệu từ trang web, giúp chiến dịch quảng cáo được tối ưu hiệu quả hơn.
4. Phối hợp sử dụng TikTok và Facebook như thế nào?
4.1. Thu thập và triển khai thông tin chi tiết trên các nền tảng
Nếu bạn muốn phát triển doanh nghiệp trong thời đại công nghệ chuyển đổi số như hiện nay, thì triển khai chiến lược quảng cáo đa kênh là điều bắt buộc không thể bỏ qua. Điều này có nghĩa là chạy quảng cáo trên các kênh khác nhau, ví dụ như kết hợp sử dụng TikTok và Facebook để thực hiện chiến dịch truyền thông.
Việc chạy chiến dịch quảng cáo trên nhiều kênh truyền thông giúp thu thập thông tin chi tiết rõ nét hơn. Thường xuyên phân tích các báo cáo chiến dịch trên cả TikTok và Facebook cũng là điều quan trọng để xác định các cơ hội kết hợp những điều tốt nhất từ nhiều kênh với nhau.
Ví dụ, Facebook có khả năng tuyệt vời trong việc nhắm đối tượng mục tiêu, còn TikTok thì lại phân phối nội dung tốt hơn, bạn có thể áp dụng theo cách sau. Bạn sử dụng đối tượng đã thiết lập trên Facebook mà bạn thấy hiệu quả nhất để chạy quảng cáo trên TikTok, như vậy sẽ giúp quảng cáo tiếp cận đến chính xác khách hàng tiềm năng mà còn mang lại hiệu quả về độ phủ quảng cáo.
4.2. Tăng cường nhận diện thương hiệu của bạn
Hãy tăng cường và duy trì các yếu tố nhận diện thương hiệu giống nhau (màu sắc, phông chữ, hình ảnh, giọng văn) và thường xuyên tương tác với khách hàng trên cả hai nền tảng.
Tính nhất quán trong quá trình truyền thông là cách xây dựng lòng tin của khách hàng hiệu quả, vì vậy hãy đảm bảo bạn truyền tải chiến dịch một cách thống nhất trên các kênh truyền thông khác nhau, kể cả TikTok và Facebook.
4.3. Mở rộng phạm vi tiếp cận chiến dịch của bạn
Hãy đảm bảo bạn đang sử dụng Facebook và TikTok để tăng phạm vi tiếp cận một cách hiệu quả. Cả hai nền tảng đều cung cấp quyền nhắm mục tiêu chi tiết và các vị trí quảng cáo tiềm năng, vì vậy hãy tận dụng tối đa các tính năng này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử nghiệm testing A/B với các đối tượng hoặc nội dung khác nhau để tìm ra hiệu quả cũng như tăng cường mở rộng tiếp cận đến những khách hàng tiềm năng mới.
5. Vậy nên chọn TikTok Ads hay Facebook Ads?
Sau quá trình so sánh TikTok và Facebook, để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp, bạn cần cân nhắc tất cả các khía cạnh gồm: mục tiêu, những việc bạn có thể làm, thời gian chạy,… Tóm lại, so sánh TikTok và Facebook thật sự không có quá nhiều sự khác biệt. Cả hai kênh truyền thông đều được tích hợp đầy đủ các tính năng thông minh giúp phục vụ việc chạy quảng cáo diễn ra suôn sẻ. Điều doanh nghiệp cần làm là lên kế hoạch chi tiết cho chiến dịch truyền thông và lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp nhất.
TikTok Ads sẽ là lựa chọn hợp lý nếu doanh nghiệp:
- Có khả năng sáng tạo video liên tục
- Muốn tiếp cận phạm vi khách hàng rộng trong thời gian ngắn
- Muốn tăng cường độ nhận diện thương hiệu
- Đối tượng khách hàng là những người trẻ tuổi
- Đặc biệt phù hợp với những ngành hàng B2C như F&B, thời trang, mỹ phẩm, giải trí, học tập,…
Facebook sẽ là lựa chọn tốt hơn nếu doanh nghiệp muốn:
- Sản xuất nội dung là hình ảnh, quảng cáo Carousel
- Tăng trưởng ổn định, lâu dài
- Thúc đẩy và đẩy mạnh doanh số
- Mở rộng đối tượng khách hàng
- Mức budget thấp hơn
- Phù hợp với đối tượng khách hàng của cả hai ngành B2C và B2B
Với những thông tin trên, lựa chọn tối ưu nhất là kết hợp cả hai kênh truyền thông TikTok và Facebook nếu doanh nghiệp có đủ ngân sách và muốn tối ưu hiệu quả. Bạn có thể sử dụng Facebook để phân tích khách hàng mục tiêu, sau đó đưa họ tới TikTok để tăng nhận diện thương hiệu và dẫn họ về website hoặc Facebook để tạo ra chuyển đổi. Nhờ đó, bạn có thể tận dụng tối đa lợi ích của tiếp thị đa kênh (multichannel marketing).
6. Những lưu ý đối với thương hiệu muốn bắt đầu TikTok Ads
6.1. Ngành hàng nào phù hợp với TikTok Ads?
Tuỳ vào mục tiêu, đối tượng và chiến lược của thương hiệu mà có thể kết luận TikTok có phù hợp với ngành nghề, dịch vụ đó hay không. Nếu so sánh TikTok và Facebook về các lĩnh vực quảng cáo trên cả 2 nền tảng, Facebook sẽ đa dạng hơn TikTok. Tuy nhiên, trong quá trình chạy quảng cáo, có thể doanh nghiệp đã một phần xây dựng được thương hiệu trong tâm trí người xem. Còn xét về mục tiêu kinh doanh, những lĩnh vực dưới đây được cho là tạo ra hiệu quả về mặt doanh thu trên quảng cáo TikTok:
- Ngành F&B (nhà hàng, dịch vụ ăn uống)
- Ngành thời trang, lifestyle
- Ngành mỹ phẩm, làm đẹp
- Sản phẩm tiêu dùng, đồ gia dụng
Một số lĩnh vực khác đặc biệt là B2B sẽ phù hợp hơn với mục tiêu về thương hiệu, ví như bất động sản, xe hơi, nền tảng công nghệ,… do các sản phẩm này có giá trị cao và khả năng xây dựng câu chuyện rất tốt. Ngoài ra, vì TikTok chủ yếu được sử dụng bởi giới trẻ, bạn cũng nên lựa chọn sản phẩm kinh doanh cho phù hợp với thị hiếu của người dùng.
6.2. Nguyên liệu quảng cáo
- Nội dung video quảng cáo
Nội dung là yếu tố không thể không nói đến khi so sánh TikTok và Facebook. Hãy xác định mục tiêu của video, ví dụ như thúc đẩy bán hàng hay tăng nhận diện thương hiệu, sau đó mới lên ý tưởng sáng tạo theo cách gần gũi nhất với đối tượng mục tiêu của bạn để đáp ứng được mục tiêu ban đầu.
Để video dễ lên xu hướng TikTok, bạn cần nghiên cứu kỹ các xu hướng thịnh hành tại thời điểm đó. Nội dung video quảng cáo TikTok nên bắt trend, có độ tự nhiên và thấu hiểu tâm lý khách hàng.
Để tăng hiệu quả lan toả cho quảng cáo, TikTok khuyến khích các thương hiệu nên hợp tác với KOL/Influencer. Nội dung có thể là review, giới thiệu sản phẩm hoặc thực hiện những clip vui vẻ, gần gũi nhằm giúp quảng cáo tự nhiên và dễ tiếp cận hơn để thuật toán TikTok dễ phân phối nội dung.
- Trang đích của quảng cáo
Trang đích còn có nghĩa là Landing Page, là website bán hàng, đặt mua sản phẩm hay màn hình kêu gọi tải ứng dụng, tuỳ thuộc vào mục tiêu chiến dịch mà bạn đã thiết lập.
Trang đích của quảng cáo có liên quan chặt chẽ đến lời kêu gọi hành động (call to action) cuối video quảng cáo của bạn. Hãy chú trọng đến Landing Page đính kèm quảng cáo vì đó là trang khách hàng sẽ thực hiện hành vi chuyển đổi hoặc mua hàng.
6.3. Những lưu ý trong vấn đề tài khoản
Nếu bạn dùng tài khoản cá nhân, hãy đảm bảo bạn có thể tự mình xử lý về các vấn đề về thiết lập, quản lý quảng cáo, khắc phục vấn đề và tự liên hệ với đội ngũ hỗ trợ TikTok ở nước ngoài. Nếu bạn chưa có đủ các kinh nghiệm trên, hãy sử dụng tài khoản doanh nghiệp để nhận được sự trợ giúp nhanh nhất.
7. Kết luận
Bài viết đã tổng hợp, so sánh TikTok và Facebook để giúp bạn có được góc nhìn tổng quan về cả 2 nền tảng phục vụ cho quá trình truyền thông của thương hiệu. Hi vọng những thông tin hữu ích mà EQVN cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn được kênh truyền thông phù hợp nhất để triển khai chiến dịch quảng cáo.
Nếu bạn muốn triển khai các cách thức truyền thông trên cả 2 nền tảng phổ biến này, đừng bỏ qua Khóa học Facebook Marketing và Khóa học TikTok Marketing tại EQVN. Các khóa học truyền thông tại EQVN đều được xây dựng từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với cả người mới và người muốn thực hành chuyên sâu trên cả 2 kênh truyền thông.
Ngoài ra, nếu mong muốn thông thạo bộ công cụ Digital Marketing, bạn có thể tham gia Khóa học Chuyên viên Digital Marketing. Đây là chương trình đào tạo tinh gọn, được tổng hợp đầy đủ và bài bản, nhằm rút ngắn thời gian nhưng vẫn truyền tải đầy đủ kiến thức và cách thức truyền thông đa kênh. Khóa học được giảng dạy bởi đội ngũ có nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với tất cả người học, kể cả người mới bắt đầu trong lĩnh vực Digital Marketing.
Đừng ngần ngại để lại thông tin để EQVN tư vấn lộ trình học cho bạn nhanh nhất ngay hôm nay!
: