Livestream là cách chia sẻ thông tin nhanh được các shop bán hàng online ưu tiên sử dụng. Vậy nếu bạn không muốn bỏ sót bất cứ đơn hàng khi livestream và chốt đơn nhanh chóng hơn thì việc sở hữu một công cụ hỗ trợ live stream là thực sự cần thiết. Vậy các phần mềm live stream nào đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Hãy cùng EQVN khám phá ngay tại bài viết này nhé!
I. Lợi ích khi sử dụng phần mềm Live Stream
Công nghệ phát triển mang đến cho người dùng nói chung và các nhà bán hàng nói riêng rất nhiều tiện ích trong công việc. Các phần mềm live stream giúp nhà bán hàng và doanh nghiệp thu hút và tương tác trực tiếp với khách hàng cũng như tối ưu quy trình xử lý đơn hàng. Hãy cùng điểm qua những ưu điểm của các phần mềm livestream nhé!
1. Chuẩn bị cho chương trình live stream dễ dàng
Công cụ live stream sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình livestream. Bạn chỉ cần lên danh sách các sản phẩm sẽ đề cập trong buổi livestream, bật tính năng video kết thúc sẽ xuất hiện sau khi phát xong. Ngoài ra, bạn cần setup cú pháp bình luận mua hàng, điều kiện ẩn bình luận trên tool với một vài thao tác đơn giản.
2. Video livestream hoàn chỉnh hơn
Các phần mềm live stream sẽ giúp bạn hoàn toàn có thể phát trực tiếp 1 video đã quay trước đó mà không cần phải phát trực tiếp vào thời gian thực. Bạn có thể quay video trước, thêm nội dung, chỉnh sửa hoàn tất rồi mới phát trực tiếp trên Facebook, như vậy có thể chủ động hơn trong việc bán hàng.
3. Chốt đơn hàng trên livestream dễ dàng
Các phần mềm live stream tốt sẽ thu thập thông tin của khách, tự động tạo đơn hàng khi khách hàng comment đúng cú pháp, trả lời bình luận một cách tự động, kể cả tin nhắn của họ, giúp tiết kiệm thời gian và công sức đáng kể.
4. Thống kê hiệu quả livestream nhanh chóng
Người bán sẽ nhanh chóng thống kê số lượng đơn hàng, khách hàng và cả doanh thu của buổi phát trực tiếp chỉ nhờ đến các phần mềm live stream. Việc đếm từng comment sẽ không còn xuất hiện nữa.
II. Đặc điểm của các phần mềm Live Stream tốt?
Các phần mềm live stream hỗ trợ bán hàng và truyền thông tốt cần đáp ứng các tiêu chí dưới đây:
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng cho người mới
- Hỗ trợ lên kịch bản và chương trình livestream
- Có thể phát trực tiếp video đã quay trước đó
- Tự động tạo đơn hàng khi bình luận đúng công thức thiết lập
- Tự động trả lời bình luận, tin nhắn của khách hàng
- Thống kê, báo cáo hiệu quả buổi livestream
III. Top 9 các phần mềm Live Stream tốt nhất hiện nay
1. GoStream (Cho thiết bị di động)
GoStream là một trong các phần mềm live stream trên điện thoại phổ biến nhất hiện nay, nhờ sử dụng được trên cả hai hệ điều hành là Android và iOS với đa dạng tính năng. Với thiết kế giao diện đơn giản, và ghi nhớ các thao tác cũ được thiết lập, nhờ đó người dùng có thể tiết kiệm nhiều thời gian chuẩn bị trước mỗi buổi livestream.
Hiện nay, GoStream thường được dùng trên các nền tảng mạng xã hội lớn như TikTok, Facebook, Youtube,… Ứng dụng hoàn toàn miễn phí, vì vậy bạn có thể dễ dàng tải xuống điện thoại để thuận tiện sử dụng. Đây được xem là lợi thế giúp GoStream nhận được sự yêu thích của rất nhiều người dùng.
2. xSplit Broadcaster
Tiếp theo là một phần mềm live stream cũng phổ biến không kém cạnh GoStream. xSplit Broadcaster được sử dụng rộng rãi trên các nền tảng Facebook, Youtube. Phần mềm cung cấp nhiều tùy chọn cho người dùng trong suốt quá trình live stream, ví dụ như webcam, hiệu ứng chữ, tạo hiệu ứng hình ảnh,…
Chất lượng hình ảnh livestream bằng xSplit Broadcaster được đánh giá là khá hoàn hảo, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Đặc biệt, mọi thiết lập chỉ tiến hành trong vòng vài phút và thao tác đơn giản để dễ dàng đăng nhập vào các tài khoản mạng xã hội. Đồng thời, ứng dụng còn hỗ trợ sao lưu video đã phát sóng trên phần mềm.
3. Vmix
Vmix mang đến trải nghiệm mượt mà trong suốt quá trình phát sóng trực tiếp. Có thể nói, Vmix hiện đang là phần mềm live stream có nhiều tính năng nhất hiện nay. Thế nhưng lại không gây ra bất kỳ sự cố kỹ thuật nào trong suốt quá trình kết nối trực tuyến như tình trạng lỗi server, lỗi ứng dụng. Điều này cho phép vừa livestream vừa xem thông tin trên Facebook và Youtube cùng lúc mà không xảy ra vấn đề gì.
Đặc biệt, phần mềm live stream trên máy tính này còn hỗ trợ chất lượng video lên đến 4K. Đồng thời cách sử dụng ứng dụng cũng vô cùng dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Vmix sẽ phù hợp với nhiều đối tượng người dùng khác nhau.
4. Omlet Arcade (Trên thiết bị di động)
Omlet Arcade cũng là một trong các phần mềm live stream điện thoại rất được ưa chuộng, ứng dụng cho phép phát trực tiếp trên Facebook và Youtube. Bên cạnh live stream như các phần mềm khác, ứng dụng cũng hỗ trợ chỉnh sửa hình ảnh và âm thanh của video được phát trực tiếp.
Ngoài ra, Omlet Arcade còn được tích hợp một vài tính năng đặc biệt như quay màn hình hay trò chuyện giao lưu với người xem hoặc đồng đội trong live stream hoặc trong game.
5. Screen Stream Mirroring (Trên thiết bị di đông điện thoại)
Screen Stream Mirroring mang đến đa dạng tính năng hỗ trợ người dùng, giúp việc sử dụng ứng dụng hiệu quả tốt nhất. Không chỉ livestream trên điện thoại như thông thường mà Screen Stream Mirroring còn cho phép trình chiếu từ màn hình điện thoại lên các thiết bị ngoại vi khác.
6. OBS Studio (Open Broadcaster Software)
OBS Studio là phần mềm live stream dành cho máy tính cực kỳ quen thuộc và phổ biến. Đây là một trong những ứng dụng xuất hiện từ thời kỳ đầu livestream. Tính đến thời điểm hiện tại, OBS Studio là phần mềm live stream sở hữu lượng người dùng đông đảo vì nền tảng này luôn vận hành ổn định trên các phiên bản Windows. Đồng thời, chất lượng hình ảnh cũng được người dùng đánh giá cao nhờ độ chi tiết, sắc nét và đẹp mắt.
Một số tính năng vượt trội chỉ có trên OBS Studio bao gồm: API mạnh mẽ, công cụ loại bỏ tạp âm, video chất lượng cao, sửa lỗi trên Windows,…
7. Wirecast Studio
Wirecast Studio là một phần mềm toàn diện dùng để truyền và phát trực tiếp video. Phần mềm này sẽ khiến bạn có cảm giác như đang trong một studio truyền hình nổi tiếng với đầy đủ tính năng đa dạng như hỗ trợ âm thanh chuyên nghiệp, tích hợp mạng xã hội, đồng bộ hoặc, thêm văn bản vào video, không giới hạn số thiết bị đầu vào, … và còn rất nhiều tính năng cao cấp khác.
Ngoài ra, Wirecast Studio cũng có thể dễ dàng tiếp cận đến nhiều người do đây là một ứng dụng đa nền tảng. Điều này biến Wirecare Studio thành một ứng dụng phổ biến, phù hợp cho các nhu cầu học tập trực tuyến, tạo cuộc họp công ty, phát sóng trực tiếp các sự kiện,…
Tuy nhiên, để đánh đổi được những tính năng siêu việt ấy, bạn phải trả một mức phí ngang bằng. Nên với những doanh nghiệp chỉ sử dụng các ứng dụng live stream như là một công cụ hỗ trợ giúp bạn giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ hay giúp bạn nhận diện thương hiệu,, bạn có thể tìm hiểu về những ứng dụng miễn phí khác.
8. StreamLab
StreamLab cũng là một trong các phần mềm live stream đầu tiên xuất hiện, đó là lý do nền tảng này có một nền móng vững chắc và được nhiều người dùng tin tưởng. Đặc điểm nổi bật của StreamLab là khả năng xử lý và thay đổi âm thanh, hình ảnh, màu sắc, bố cục vô cùng dễ dàng. Điều này giúp khán giả xem live stream có những trải nghiệm thú vị trong suốt quá trình phát trực tiếp.
9. OneStream
OneStream được đông đảo người dùng đánh giá là một trong các phần mềm live stream tốt nhất hiện nay. Tương tự như các nền tảng khác, OneStream cũng cho phép phát video trực tiếp và đồng thời đăng tải video đã quay trước đó trên hơn 40 nền tảng truyền thông khác nhau, bao gồm các trang mạng xã hội nổi tiếng nhất.
Một số tính năng hữu ích của OneStream như:
- Dễ dàng sử dụng và kết hợp với bất kỳ công cụ phát trực tuyến như: Zoom, OBS Studio, Wirecast,…
- Sắp xếp lại các video đã quay và lên lịch phát theo ý muốn.
- Thêm chú thích, phụ đề vào trong video phát trực tiếp.
- Quản lý phần tin nhắn và bình luận của người xem trên các nền tảng trực tuyến cùng một lúc.
IV. Kết luận
EQVN hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm cho mình những kinh nghiệm mới cho việc triển khai xây dựng thương hiệu bản thân hoặc bán hàng qua các công cụ sàn thương mại điện tử với các phần mềm live stream. Bạn cũng có thể tham khảo thêm Khóa học Thương mại điện tử tại EQVN.
Với chương trình bài học được xây dựng từ cơ bản đến nâng cao, sau khóa học, học viên sẽ tự tin triển khai kinh doanh trên sàn thương mại điện tử một cách khoa học và hiệu quả.
- Hiểu rõ sự khác biệt giữa từng loại sàn thương mại điện tử
- Nắm chắc kiến thức về chi phí, sản phẩm, khách hàng trên Sàn Thương mại điện tử
- Tự thiết kế kế hoạch kinh doanh qua Sàn Thương mại điện tử bài bản và khoa học
- Triển khai hiệu quả hoạt động Marketing và Quảng cáo trên Sàn Thương mại
- Biết cách vận hành hoạt động bán hàng trên Sàn Thương mại điện tử từ A-Z
- Tường tận chính sách Sàn Thương mại điện tử và cách khắc phục lỗi khi gặp phải
Bên cạnh đó, để có thể phát huy mạnh mẽ lợi thế của việc kết hợp và truyền thông đa kênh, Khóa học Chuyên viên Digital Marketing sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn.
: