Đã bao giờ bạn thắc mắc khi khởi động chiến dịch email đến khách hàng tiềm năng, với số lượng email được gửi đi lớn như vậy, toàn bộ người xem đều đã nhận được mail từ doanh nghiệp hay chưa? Cách đơn giản nhất để đảm bảo điều này chính là đảm bảo địa chỉ email của doanh nghiệp nằm trong Whitelist Email của đối tượng tiềm năng. Whitelist Email cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công của chiến dịch Email Marketing. Vậy Whitelist Email là gì? Hãy cùng EQVN tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!
1. Whitelist là gì? Định nghĩa của Whitelist Email
Whitelist được hiểu là danh sách các cá nhân đủ tiêu chuẩn, được chấp nhận và được phê duyệt trong lĩnh vực nào đó. Từ khái niệm này ta có thể suy ra được định nghĩa của Whitelist Email, hay còn gọi là Email Whitelisting, là danh sách các địa chỉ email được người nhận cho phép gửi thông tin đến họ, đồng nghĩa với việc đây được xem là minh chứng cho các email an toàn và không chứa các mã độc gây hại đến hệ thống thông tin quản lý.
Whitelist Email được xem là tấm vé để doanh nghiệp có được một chân trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng thành công. Whitelist Email cho phép các email mà doanh nghiệp gửi đi vượt qua các bộ lọc Email như mục Cộng đồng (Social), mục Quảng bá (Promotions) hoặc mục Cập nhật (Updates Tab), kể cả mục Thư rác (Spam) để có thể xuất hiện tại Hộp thư chính (Primary) của người nhận.
2. Làm thế nào để chiến dịch Email đạt hiệu quả cao?
Chúng ta khoan hãy bàn đến việc một chiến dịch Email thành công là chiến dịch có kết quả tỷ lệ mở email cao, có tỷ lệ click vào CTR cao, tỷ lệ thoát email thấp,… Hơn tất cả, bước đầu tiên để xác định tính hiệu quả của chiến dịch Email là tỷ lệ người nhận thấy được Email mà doanh nghiệp gửi.
Để có thể đảm bảo tất cả Email bạn gửi đi đều không có sai sót về mặt kỹ thuật cũng như mọi người nhận đều nhìn thấy được Email của doanh nghiệp, hãy chắc chắn rằng Email của bạn xuất hiện tại Hộp thư chính của người nhận để một khi họ truy cập tài khoản Email, những Email quan trọng với họ đều được hiển thị ngay trên màn hình trong lần mở đầu tiên.
Whitelist Email chính là giải pháp để doanh nghiệp đạt được viễn cảnh đáng mơ ước đó, hãy cùng EQVN tiến đến những mẹo để doanh nghiệp nằm trong Whitelist Email của khách hàng tiềm năng nhé!
3. Hướng dẫn các phương pháp để doanh nghiệp được vào Whitelist Email
Dưới đây là những cách đơn giản nhất để doanh nghiệp trở thành một phần của Whitelist Email.
3.1. Yêu cầu người nhận mail cho phép bạn vào danh sách Whitelist Email
Cách dễ nhất để bạn có thể nằm trong danh sách Whitelist Email đó là được sự cho phép của người dùng, bằng cách yêu cầu họ thêm địa chỉ email của doanh nghiệp bạn vào danh sách. Bạn có thể xin phép họ lưu số điện thoại của doanh nghiệp trong danh bạ của họ. Một khi số điện thoại được lưu trong danh bạ thì những email của những liên hệ đó cũng được mặc định sẵn là Whitelist. Hơn nữa, điều này còn tạo niềm tin cho bộ lọc Email rằng những liên hệ được lưu vào danh bạ sẽ là những liên hệ đáng tin cậy và không bị gắn mác là Thư rác (Spam).
Hoặc để chắc chắn hơn, bạn có thể gửi hướng dẫn cho họ về cách thêm doanh nghiệp vào danh sách Whitelist Email như sau:
3.1.1. Trên giao diện máy tính
Bước 1: Đăng nhập vào Gmail, nhấp vào biểu tượng bánh răng “Cài đặt”.
Bước 2: Nhấn chuột chọn “Bộ lọc và địa chỉ bị chặn”.
Bước 3: Nhấn vào “Tạo bộ lọc mới”.
Bước 4: Thêm địa chỉ email mà khách hàng muốn đưa vào Whitelist Email của họ, sau đó nhấn “Tạo bộ lọc”.
Bước 5: Nhấn tick “Không bao giờ gửi thư rác” và nhấp vào ”Tạo bộ lọc”.
3.1.2. Trên giao diện điện thoại
Bước 1: Truy cập vào Gmail
Bước 2: Chọn địa chỉ email mà bạn muốn thêm vào Whitelist Email
Bước 3: Chọn di chuyển email
Bước 4: Chọn danh mục “Chính” là nơi email di chuyển tới
Bước 5: Kiểm tra xem email đã được di chuyển sang danh mục “Chính” chưa
3.2. Đưa ra những lý do để người nhận mail thêm bạn vào Whitelist Email
Đi đôi với việc yêu cầu người nhận mail thêm bạn vào danh sách Whitelist Email, bạn cần chứng minh tại sao họ lại phải làm như vậy.
Theo một kết quả nghiên cứu, hơn 72% người dùng email đăng ký (subscribe) nhận bản tin email để nhanh chóng cập nhật các chủ đề mà họ quan tâm từ một trang web cụ thể. Điều này có nghĩa họ mong muốn nhận được những email với nội dung mà họ thấy là hữu ích. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn thuyết phục khách hàng tiềm năng bằng những giá trị mà bạn sẽ mang lại cho họ. Mặc dù những thông tin bạn truyền tải khó có thể tăng doanh thu bán hàng ngay lập tức tại thời điểm đó, nhưng đó lại là chiến lược xây dựng thương hiệu dài hạn cũng như tạo dựng được nhận thức và thái độ của đối tượng tiềm năng đến doanh nghiệp.
Hơn tất cả, một khi khách hàng tiềm năng nhận thấy nội dung bạn cung cấp có giá trị, thương hiệu này đáng tin cậy thì khả năng doanh nghiệp nằm trong danh sách Whitelist Email cũng cao hơn.
3.3. Chỉnh sửa email phù hợp với người dùng
Cá nhân hóa chính là chìa khóa quan trọng để nuôi dưỡng và giữ chân các đối tượng tiềm năng. Những email được tùy chỉnh theo sở thích của người nhận dựa trên các yếu tố khác nhau như chủ đề, tần suất và múi giờ nhận được tỷ lệ mở, CTR và độ tiếp cận cao hơn. Chúng còn làm giảm đi số lượng người hủy theo dõi và nguy cơ bị đánh dấu là thư rác. Nhờ những lợi ích trên, cơ hội doanh nghiệp được lọt vào danh sách Whitelist Email cũng được đẩy mạnh.
3.4. Cho người dùng lựa chọn để Unsubcribe Email
Trái ngược với Subscribe Email, Unsubscribe Email có nghĩa là khách hàng hủy đăng ký nhận các thông tin qua mail mà doanh nghiệp gửi. Thoạt vừa nghe qua bạn sẽ nghĩ đây có vẻ phản trực giác, tuy nhiên, hủy theo dõi không có nghĩa là không tốt, nó có thể mang lại một vài lợi ích cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp.
Về phía khách hàng, unsubscribe email giúp họ không phải nhận những thông báo về các nội dung mà họ không quan tâm. Hơn nữa, việc cho khách hàng lựa chọn tiếp tục nhận các email từ doanh nghiệp hoặc hủy đăng ký sẽ giúp họ có cái nhìn không quá khắt khe về doanh nghiệp khi họ vẫn được quyền quyết định sở thích của mình mà không bị áp đặt.
Về phía doanh nghiệp, khách hàng unsubcribe email là cách giúp bạn sàng lọc danh sách khách hàng thật sự tiềm năng. Việc xây dựng danh sách email tập trung chất lượng luôn tốt hơn nhiều so với tập trung vào số lượng. Bên cạnh đó, khách hàng hủy đăng ký email của bạn thật chất lại tốt hơn nhiều so với việc họ cảm thấy phiền hà khi phải nhận mail từ bạn rồi lại đánh dấu thư đó là Spam Mail. Một khi hệ thống lọc Email nhận thấy có sự bất thường về số lượng email bị đánh dấu là spam, doanh nghiệp có khả năng sẽ bị rơi vào Blacklist và điều này lại càng tồi tệ hơn việc không được vào Whitelist Email.
4. Lời kết
Tóm lại, việc doanh nghiệp bỏ thời gian và công sức để có thể được liệt kê vào danh sách Whitelist Email của khách hàng là không hề lãng phí vì đó là bước đệm giúp bạn tối ưu hóa chiến dịch Email Marketing và nâng cao cơ hội phát triển doanh số. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã bỏ túi được cho mình một vài kinh nghiệm trong việc triển khai chiến lược truyền thông qua Email hiệu quả.
Nếu muốn tăng hiệu quả cho chiến dịch Email Marketing, bạn có thể cân nhắc tìm hiểu về khóa học Email Marketing tại EQVN để nắm bắt các nền tảng cũng như kỹ năng cần thiết khi phân bổ thông điệp cho kênh truyền thông Email.
- Thành thạo công cụ Email Marketing
- Thực thi và đo lường phân tích hiệu quả chiến dịch Email Marketing
- Lên kế hoạch Digital Marketing
Bên cạnh đó, để có thể phát huy mạnh mẽ lợi thế của truyền thông đa kênh, Khóa học Chuyên viên Digital Marketing sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Với lộ trình đào tạo từ cơ bản đến nâng cao, khoá học phù hợp với tất cả người học, chỉ cần bạn có đam mê, có mong muốn ứng dụng ưu thế của các kênh truyền thông để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra, để củng cố và cập nhật thêm các kiến thức về Digital Marketing mới nhất, bạn cũng có thể truy cập Blog Kiến Thức Digital Marketing như một trang tham khảo uy tín và chất lượng.
Có thể bạn muốn xem thêm:
: